Xác định đồng thời hàm lượng iodide và iodate trong gia vị mặn bằng phương pháp phổ khối plasma cảm ứng cao tần ghép nối sắc ký lỏng (LC-ICP-MS)

  • Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm
Từ khóa: iod, iodate, iodide, gia vị mặn, LC-ICP-MS

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, iod dưới dạng iodate và iodide trong các loại gia vị mặn được chiết với nước deion bằng bể rung siêu âm có điều nhiệt, sau đó xác định bằng phương pháp phổ khối plasma cảm ứng cao tần ghép nối sắc ký lỏng(LC-ICP-MS). Các điều kiện về thiết bị và quy trình chiết mẫu đã được khảo sát tối ưu. Phương pháp cũng đã được xác nhận giá trị sử dụng với các thông số như đường chuẩn làm việc có hệ số xác định R2  ≥ 0,995,  giới hạn phát hiện (LOD) của iodate và iodide tương ứng là 0,06 mg/kg và 0,079 mg/kg; độ lệch chuẩn tương đối lặp lại (RSDr) trong khoảng 2,57 - 5,22%, độ thu hồi (R%) trong khoảng 83,5 - 108%, đáp ứng tốt các yêu cầu theo quy định của AOAC. Nghiên cứu đã tiến hành phân tích 43 mẫu gia vị mặn khác nhau bao gồm muối ăn, bột canh iod, hạt nêm, dầu hào, nước tương, nước mắm. Kết quả cho thấy một tỉ lệ cao (76,9%) của các mẫu muối ăn và bột canh iod có hàm lượng tổng số của iodate và iodide thấp hơn so với mức quy định. Trong khi đó, các mẫu gia vị mặn khác có chứa hàm lượng đáng kể của iod chủ yếu dưới dạng iodide. Kết quả của nghiên cứu này đã góp phần đánh giá sơ bộ thực trạng dạng tồn tại của iod trong các sản phẩm gia vị mặn thu thập trên địa bàn thành phố Hà Nội.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-10-01
Chuyên mục
Bài viết