PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ NÓI CỦA TRẺ EM TRONG LỚP HỌC NGỮ VĂN ANH

  • Tran Thi Thuy Hang
Từ khóa: Ngôn ngữ nói của trẻ em, Ngữ văn Anh, chức năng ngôn ngữ, Vùng Phát triển Tiệm cận

Tóm tắt

Dựa trên các lý thuyết về ngôn ngữ (Halliday, 1991; Britton, 1970; Blair, 2000; Vygotsky, 1978), nghiên cứu này hướng đến phân tích và hiểu được ngôn ngữ nói của trẻ em trong lớp học Ngữ văn Anh tại một trường tiểu học công lập ở miền tây Canada. Nghiên cứu được thực hiện với 4 học sinh lớp 4 đến từ các nền văn hoá khác nhau trong vòng 13 tuần liên tiếp của một học kỳ. Phương thức quan sát lớp học và ghi âm được sử dụng để thu thập dữ liệu nhằm đem lại sự hiểu biết toàn diện và đạo đức về ngôn ngữ nói của những học sinh này. Dữ liệu được phân tích dựa trên các chủ đề đã được mã hoá theo các bảng màu khác nhau, và đưa đến bốn kết quả quan trọng: (1), sự đa dạng trong các chức năng ngôn ngữ nói của trẻ em; (2), vai trò của Người tham gia và Khán giả của ngôn ngữ trẻ em trong mối liên quan đến bài phát biểu được nhúng và bài phát biểu bị dịch chuyển; (3), sự tương tác giữa Phần nói chuyện của học sinh Nữ và Phần nói chuyện của học sinh Nam; và (4), sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các học sinh trong nhóm thông qua Vùng Phát triển Tiệm cận. Nghiên cứu này cũng cho thấy sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa trong lớp học cũng như phương pháp sư phạm và hỗ trợ của giáo viên giúp ích cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-03-04