HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT VỀ CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM NHÌN TỪ LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC

  • Phạm Khánh Duy
Từ khóa: Con người ẩn ức, con người thần kinh, chiến tranh biên giới tây nam, vô thức.

Tóm tắt

Phân tâm học là hướng nghiên cứu đời sống vô thức của con người. Ra đời vào khoảng đầu thế kỷ XIX ở phương Tây, phân tâm học nhanh chóng du nhập vào Việt Nam và trở thành một trong những hướng phê bình nổi bật. Ứng dụng lý thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học, các nhà nghiên cứu có thể nhận ra trạng thái tâm lý của nhà văn hoặc các nhân vật trong tác phẩm, qua đó hiểu sâu hơn về thế giới xung quanh mình. Bài viết luận giải một số kiểu con người trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh biên giới Tây Nam từ góc nhìn phân tâm học. Lý thuyết phân tâm học chính là chiếc chìa khóa quý giá mở ra phần vô thức ẩn sâu trong hình tượng ngôn từ.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-02-15
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU