Đánh giá tính kháng nảy mầm trước thu hoạch và bước đầu phân tích đa dạng di truyền của một số giống lúa trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh Bình Định dựa vào đặc điểm hình thái

  • Trần Quang Tiến
  • Huỳnh Ngọc Thái
  • Nguyễn Đức Thắng
  • Võ Minh Thứ
  • Hồ Tân
  • Ngô Hồng Đức
  • Nguyễn Thanh Liêm
Từ khóa: Kháng nảy mầm trước thu hoạch, tỷ lệ nảy mầm, đa dạng di truyền, đặc điểm nông-sinh học.

Tóm tắt

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, nông học, tính kháng nảy mầm trước thu hoạch và đa dạng di truyền của một số giống lúa trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh Bình Định có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn, tạo giống lúa mới thích ứng biến đổi khí hậu. Kết quả nghiên cứu trên 09 giống lúa cho thấy, có 1 giống cực ngắn ngày, 5 giống ngắn ngày và 3 giống trung ngày; 3 giống có tỷ lệ nảy mầm trung bình trước thu hoạch > 50% và 3 giống < 15%; các giống lúa nghiên cứu có chiều cao cây dao động từ 94,98-110,80 cm, số nhánh hữu hiệu từ 5,48-8,07 nhánh, chiều dài lá đòng từ 25,93-32,05 cm, chiều rộng lá đòng từ 1,17-1,51 cm, chiều dài bông từ 26,53-31,98 cm, chiều dài hạt gạo từ 5,91-8,41 mm, chiều rộng hạt gạo từ 2,31-3,60 mm, tỷ lệ D/R từ 2,15-3,32, khối lượng 1.000 hạt từ 19,85-24,23 g, số bông hữu hiệu/m2 từ 279,83-351,66 bông, số hạt chắc/bông từ 108,50-154,33 hạt/bông, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống dao động lần lượt từ 76,76-109,02 và 54,74-77,55 tạ/ha. Dựa trên 13 tính trạng kiểu hình, với hệ số tương đồng 0,03 các giống lúa nghiên cứu được phân thành 4 nhóm khác nhau cách biệt về di truyền. Số liệu thu được trong nghiên cứu này cung cấp thông tin tham khảo bước đầu cho các nhà nghiên cứu chọn lọc và cải tiến giống lúa thích ứng biến đổi khí hậu ở Bình Định nói riêng và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói chung.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-06-28