Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi về an toàn thực phẩm của sinh viên Trường Đại học Cửu Long từ tháng 7/2022 – 12/2022

  • Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm
Từ khóa: An toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, kiến thức, thái độ và hành vi

Tóm tắt

An toàn thực phẩm tác động đến phát triển thể chất, tinh thần của con người [1]. Bài viết nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi sử dụng thực phẩm của sinh viên trường Đại học Cửu Long, là đối tượng sử dụng đa dạng các loại thực phẩm nhằm khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi về an toàn thực phẩm của sinh viên Trường Đại học Cửu Long. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả khảo sát 309 sinh viên, cho thấy: Thực trạng kiến thức: (1) Về an toàn thực phẩm: 68,28% sinh viên có kiến thức đúng về ngộ độc thực phẩm, 75,73% có kiến thức đúng về nguy cơ ngộ độc, 80,58% có kiến thức đúng về triệu chứng lâm sàng của ngộ độc thực phẩm, 67,31% có kiến thức đúng về hậu quả của ngộ độc thực phẩm; (2) Về bảo quản thực phẩm: 69,26%-75,73% có kiến thức đúng về bảo quản trứng, thực phẩm đã chế biến; (3) Về xử lý ngộ độc thực phẩm: 80,26% sinh viên có kiến thức đúng về xử lý ban đầu ca ngộ độc thực phẩm, 86,73% có kiến thức đúng về xử lý thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc. Thực trạng thái độ về an toàn thực phẩm: 83,82% sinh viên có thái độ đúng về nơi mua thực phẩm, 73,14% sinh viên có thái độ đúng về yêu cầu vệ sinh cho thực phẩm ăn uống hàng ngày. Thực trạng hành vi về an toàn thực phẩm: 81,55% sinh viên có hành vi đúng về lựa chọn thịt tươi, 77,35% có hành vi đúng về lựa chọn cá tươi, 69,99% có hành vi đúng về lựa chọn cá khô, 77,99% có hành vi đúng về lựa chọn thực phẩm đông lạnh, 68,93% có hành vi đúng về lựa chọn rau, củ quả, 71,52% có hành vi đúng về lựa chọn thực phẩm đã đóng gói sẵn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-09-30
Chuyên mục
Bài viết