Phương pháp điện di mao quản sử dụng detecter độ dẫn không tiếp xúc (CE-C4D) và một số ứng dụng trong phân tích thực phẩm

  • Ngọc Mai Phạm Thị
  • Đức Phạm Tiến
  • Huyền My Đặng Thị
  • Hồng Hảo Lê Thị
  • Anh Nguyễn Vân
  • Ánh Hường Nguyễn Thị
Từ khóa: Phương pháp điện di mao quản, CE-C4D, phân tích thực phẩm, chất tạo ngọt, oxalat, chất phụ gia thực phẩm

Tóm tắt

Bài báo giới thiệu về phương pháp điện di mao quản sử dụng detector đo độ dẫn không tiếp xúc (CE-C4D) và một số ứng dụng đã được nghiên cứu, phát triển trong phân tích thực phẩm ở Việt Nam. Các nhóm chất áp dụng bao gồm: oxalat, một số chất tạo ngọt (acesulfam kali, aspartam, cyclamat, saccharin) và bảo quản thực phẩm (acid citric, benzoic, sorbic). Nghiên cứu hướng đến xây dựng quy trình phân tích đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với phân tích nhanh, sàng lọc trong kiểm tra an toàn thực phẩm ngay tại chỗ và/hoặc ở tuyến địa phương. Các kết quả phân tích đối chứng với phương pháp tiêu chuẩn, truyền thống (HPLC) cho thấy phương pháp CE-C4D là đáng tin cậy.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-29
Chuyên mục
Bài viết