Nghiên cứu thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể doanh nghiệp tỉnh Nam Định năm 2018

  • Lợi Lê
  • Tâm Nguyễn Thị
  • Cường Hoàng Tiến
  • Hương Trần Thị
Từ khóa: Bếp ăn tập thể, an toàn thực phẩm, Nam Định

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu tại 65 bếp ăn tập thể doanh nghiệp có từ 200 suất ăn trở lên ở tỉnh Nam Định năm 2018 như sau: 36,7% bếp nằm trong khu công nghiệp, còn lại nằm rải rác ở 10 huyện, thành phố. Có 97,7% bếp đủ hồ sơ pháp lý, trong đó 100% nhân viên được khám sức khỏe định kỳ và có xác nhận kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP); 93,8% có hồ sơ kiểm thực ba bước theo quy định. Về điều kiện vệ sinh cơ sở: 75,9% đạt yêu cầu, trong đó 86,2% bếp thiết kế theo nguyên tắc 1 chiều; 83,1% có phòng thay đồ bảo hộ lao động (BHLĐ) riêng biệt; 58,5% đủ trang thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại; 73,8% sử dụng thùng rác có nắp đậy. Về trang thiết bị, dụng cụ: Đạt 93,3% trong đó 100% có dụng cụ dùng riêng cho thực phẩm sống, chín, dụng cụ lưu và bảo quản mẫu thức ăn; 67,7% có dụng cụ chứa đựng thức ăn và đồ uống đạt; 83,1% bếp có bồn rửa tay cho nhân viên. Về điều kiện con người: đạt 91,2% trong đó 63,8% nhân viên mang đủ BHLĐ; 99,3% móng tay cắt ngắn và không đeo đồ trang sức; 95,3% dùng găng tay khi chia gắp thức ăn. Về điều kiện thực phẩm: đạt 78,2% trong đó 92,3% có hợp đồng với nơi cung cấp thực phẩm; có 84,4% bếp xét nghiệm nước định kỳ.

Người quản lý hành chính của doanh nghiệp có kiến thức chung đúng về VSATTP đạt 81,7%; thực hành chung đúng là 79,4%. Người quản lý bếp có kiến thức chung đúng về VSATTP đạt 90,2%; thực hành chung đúng là 87,8%. Nhân viên nhà bếp có tỷ lệ đúng kiến thức chung về ATTP là 82,9%. Tuy nhiên chỉ có 51,5% biết thời gian tốt nhất về sử dụng thực phẩm ngay sau khi chế biến; thực hành chung đúng đạt 91,2% nhưng sử dụng đầy đủ BHLĐ chỉ đạt tỷ lệ 63,8%.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-16
Chuyên mục
Bài viết