Ứng dụng phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ tứ cực/ thời gian bay (UPLC-QTOF-MS) để giám sát tồn dư kháng sinh trong thịt cá

  • Chính Nguyễn Văn
  • Tuyết Trang Đặng Mai
  • Trúc Kha Đoàn Thị
  • Quỳnh Mai Cao Thị
  • Thiện Lê Văn
  • Hoàng Bùi Huy
  • Tú Lâm Văn
Từ khóa: Giám sát, tồn dư, kháng sinh, thịt, cá, QTOF-MS

Tóm tắt

Tồn dư kháng sinh trong thịt và sản phẩm động vật là một trong những vấn đề đang nhận được sự quan tâm của cả xã hội vì những ảnh hưởng và nguy cơ mà nó gây ra cho sức khỏe con người, đặc biệt là tình trạng kháng kháng sinh. Hiện nay có rất nhiều loại kháng sinh đang được sử dụng trên thị trường với nhiều đặc tính sinh học và hóa học khác nhau. Do đó, việc giám sát, theo dõi các chất tồn dư trong thịt và sản phẩm động vật thông qua kiểm nghiệm mẫu là việc làm cần thiết. Các phương pháp sắc ký lỏng, ELISA trong thời gian qua là phương pháp được nhiều phòng thử nghiệm sử dụng để thực hiện phân tích mẫu tìm những chất, nhóm chất tồn dư cụ thể. Hiện nay, kỹ thuật Khối phổ thời gian bay (Time-Of-Flight - TOF) là một phương pháp mới, hiện đại có độ chính xác khối cao đã được một số phòng xét nghiệm ứng dụng để thực hiện kiểm nghiệm sàng lọc, phát hiện các chất, nhóm chất tồn dư trong thực phẩm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng hệ thống sắc ký lỏng ghép nối tứ cực thời gian bay (UPLC-QTOF-MS) để kiểm nghiệm sàng lọc, phân tích tồn dư kháng sinh, chất cấm khác nhau thuộc các nhóm như Sulfonamid, Quinolone, Tetracycline, Beta- Agonist… và một số loại độc tố khác trong mẫu thịt heo, thịt gà, thịt bò, cá. Kết quả bước đầu thực hiện kiểm nghiệm sàng lọc đối với 93 mẫu khảo sát được thu thập ngẫu nhiên đã phát hiện tồn dư một số loại kháng sinh như Amoxicillin, Cefalexin và Ampicillin.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-14
Chuyên mục
Bài viết