Tuổi U-Pb zircon LA-ICP-MS và thành phần đồng vị Hf trong các đá granitogneis khối Chu Lai, khu vực địa khối Kontum và ý nghĩa địa chất

  • Nguyễn Hữu Trọng
  • Lê Tiến Dũng
  • Tô Xuân Bản
  • Phạm Thị Vân Anh
  • Ngô Xuân Thành
  • Hà Thành Như
  • Nguyễn Thị Ly Ly
Từ khóa: Chu Lai, Địa khối Kon Tum, Paleozoi, Tuổi zircon, U-Pb

Tóm tắt

Các đá granitogneis khối Chu Lai phân bố tương đối rộng ở khu vực phía bắc địa khối Kon Tum. Khối Chu Lai nằm về phía tây - tây nam thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Diện tích của khối khoảng 300 km2. Các đá granitogneis của khối Chu Lai chủ yếu là granitogneis hai mica có đặc điểm sáng màu, cấu tạo dạng gneis điển hình, thường có kiến trúc porphyr tàn dư. Thành phần phần trăm các khoáng vật như sau: Plaggioclas chiếm 25÷40%, felspat kali 20÷40%, thạch anh chiếm khoảng 25÷35%, biotit 5÷13%, mustcovite 0÷6%. Khoáng vật phụ thường gặp là apatit, granat, orthit, zircon. Zircon tuyển tách từ đá granitogneis khối Chu Lai, đều có dạng hạt tự hình đến bán tự hình, có dạng trụ ngắn đến trụ dài, đường kính hạt từ 100÷300 µm, tỉ lệ dài:rộng là từ 1:1÷3,1. Ảnh chụp CL của các hạt zircon tương đối sẫm màu, một số hạt có chứa nhân di sót, sẫm mầu. Zircon từ các đá granitogneis Chu Lai được xác định bằng đồng vị U-Pb trên thiết bị LA-ICP-MS. Các kết quả phân tích cho tuổi thành tạo của granitognesi khối Chu Lai là 431 triệu năm (tr.n), tương đương với giai đoạn Silur. εHf (t) có giá trị âm nằm trong khoảng từ -4,2 ÷-11,4, ngoài ra còn có mặt của các nhân zircon di sót, điển hình cho các đá loại S-granit. Tuổi mô hình giai đoạn 2 của zircon TDM2 là 1,5÷1,9 Ga, điều đó cho thấy granitogneis khối Chu Lai được thành tạo từ quá trình nóng chảy vật liệu vỏ lục địa tuổi Paleoproterozoi

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-09-06
Chuyên mục
Bài viết