Thông tin cho tác giả

I. CHUẨN BỊ BẢN THẢO

1. Bản thảo bắt buộc phải được soạn bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, font Times New Roman, cỡ chữ 12, khoảng cách dòng 2.0 (double). Mỗi bài không quá 3.500 từ không kể tóm tắt/abstract và tài liệu tham khảo. Bản thảo phải đánh số trang rõ ràng.

2. Bản thảo trình bày sử dụng phần mềm Microsoft Word. Các bảng biểu, đồ thị trình bày dưới định dạng khác (.jpeg, .pdf, vv) phải được lồng ghép vào bản thảo chính.

3. Cách viết tắt: Chữ viết tắt phải được giải nghĩa từ lần đầu đề cập; cụm từ viết tắt không nên quá dài; từ viết tắt cần được viết đầy đủ ở từ gốc dùng lần đầu và/hoặc được giải nghĩa, ngoại trừ những từ viết tắt nổi tiếng như HIV, AIDS, PCR...

4. Cách trình bày các mục và tiểu mục: Các mục chính được đánh theo đánh theo hệ thống số A-rập (1, 2…); mục nhỏ (không bắt buộc): 1.2; 1.2.1…. nhưng không quá 3 tầng số.

5. Tài liệu tham khảo: khuyến cáo sử dụng phần mềm Endnote để trình bày tài liệu tham khảo.

6. Bắt buộc trình bày và định dạng bài báo theo mẫu đính kèm (tải mẫu bài báo ở đây). Chúng tôi sẽ gửi lại bản thảo và yêu cầu sửa chữa cho đến khi đáp ứng được yêu cầu.

7. Bài gửi đăng công trình nghiên cứu khoa học phải chưa được đăng ở bất kỳ tạp chí nào.

II. QUY ĐỊNH CHO TỪNG LOẠI BÀI CHUYÊN BIỆT

2.1. Bài báo gốc (Original article)

- Trang tiêu đề

- Tóm tắt tiếng việt, tiếng anh (abstract): cần thể hiện được các kết quả chính và kết luận của công trình. Tóm tắt bao gồm các phần: Đặt vấn đề; Đối tượng, phương pháp; Kết quả; Kết luận, hoặc viết thành một đoạn nhưng vẫn phải bao gồm các nội dung trên.

- Từ khoá (keywords): thể hiện được vấn đề chính mà nghiên cứu đề cập đến, 3-6 từ hoặc cụm từ.

- Nội dung chính: bao gồm các phần: Đặt vấn đề; Đối tượng, phương pháp; Kết quả; Bàn luận; Kết luận.

- Tài liệu tham khảo

2.2. Ca lâm sàng (Case Report)

- Trang tiêu đề

- Tóm tắt tiếng việt, tiếng anh (abstract): có thể viết thành một đoạn văn hoặc phân thành các phần: Đặt vấn đề; Báo cáo ca bệnh; Kết luận

- Từ khoá (keywords): 3-6 từ hoặc cụm từ.

- Nội dung chính: bao gồm các phần: Đặt vấn đề; Báo cáo ca bệnh; Bàn luận; Kết luận.

- Tài liệu tham khảo.

2.3. Bài báo tổng quan (Reviews)

- Trang tiêu đề

- Tóm tắt tiếng việt, tiếng anh (abstract).

- Từ khoá (keywords): tối đa 6 từ hoặc cụm từ.

- Nội dung chính bao gồm các phần: Đặt vấn đề; Nội dung tổng quan; Triển vọng nghiên cứu; Kết luận.

- Tài liệu tham khảo.

III. TRÍCH DẪN VÀ TRÌNH BÀI TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo được đánh số liên tục theo tứ tự xuất hiện trong bài (không phân biệt tiếng việt hay tiếng anh). Sử dụng dấu [ ] để trích dẫn.

Nếu bài báo có > 6 tác giả, liệt kê 6 tác giả đầu và viết tắt et al.

Bài báo trong tạp chí (Journal article):

Garber A, Klein E, Bruce S, Sankoh S, Mohideen P. Metformin-glibenclamide versus metformin plus rosiglitazone in patients with type 2 diabetes inadequately controlled on metformin monotherapy. Diabetes Obes Metab. 2006;8(2):156-63.

Bài viết của sách (Book chapter):

O'Brien C. Drug addiction and drug abuse. In: Brunton LB, Lazo JS, Parker KL, eds. Goodman & Gilman's The Pharmacological Basis of Therapeutics. 11th ed. New York, NY: McGraw-Hill; 2005: 607-629.

Website:

National Cancer Institute. Fact sheet: targeted cancer therapies, 2012. Available at http://www.cancer.gov/cancertopics/factsheet/Therapy/targeted#q1. Accessed 9 June 2014.

IV. GỬI BÀI BÁO

Tác giả cần đăng ký tài khoản (register) với tạp chí trước khi gửi bài, nếu đã có tài khoản đăng nhập (log in) và bắt đầu qui trình 5 bước gửi bài.

V. QUY TRÌNH PHẢN BIỆN

Nhận bài và thẩm định sơ bộ

Bộ phận TK-TS tiếp nhận bài báo từ tác giả đã đáp ứng được các yêu cầu của tạp chí (về bố cục, trình bày, lĩnh vực phù hợp với tôn chỉ mục đích,...). Phân loại theo lĩnh vực chuyên môn và gửi cho BTV chuyên trách.

Đề xuất phản biện

BTV chuyên trách lập đề xuất phản biện bài báo, trình lãnh đạo tạp chí duyệt.

Duyệt đề xuất phản biện

Lãnh đạo tạp chí dựa vào các tiêu chí để xem xét đề xuất phản biện:

+ Nếu đồng ý, yêu cầu bộ phận TK-TS và BTV chuyên trách lập hồ sơ phản biện.

+ Nếu không đồng ý, yêu cầu BTV chuyên trách đề xuất lại phản biện cho phù hợp.

Phản biện kín 2 chiều

- Bộ phận TK-TS mã hóa bài báo, lập hồ sơ chuyển Ban biên tập để gửi tới người phản biện.

- BTV chuyên trách chuyển đến nhà khoa học để phản biện theo tiêu chí của bài báo khoa học.

- Người phản biện trả kết quả phản biện theo hạn định.

Nhận kết quả phản biện

Bộ phận TK-TS nhận kết quả từ người phản biện.

+ Nếu phản biện đề nghị cho đăng: chuyển bước tiếp theo “Phân loại bài sau phản biện";

+ Nếu phản biện đề nghị không đăng, thông báo cho tác giả biết.

Phân loại bài sau phản biện

BTV chuyên trách nhận kết quả phản biện từ bộ phận TK-TS và tiến hành phân loại bài sau phản biện:

+ Nếu người phản biện có ý kiến đề nghị TBT cho đăng và tác giả không phải sửa, bài báo được chuyển sang bước “Duyệt đăng”.

+ Nếu người phản biện có ý kiến đề nghị TBT cho đăng, nhưng tác giả phải sửa theo phản biện: BTV chuyên trách chuyển kết quả phản biện cho tác giả và đề nghị “Tác giả sửa theo phản biện”.

Bài báo được phân loại thành hai nhóm: 1 - Bài báo phải chỉnh sửa và không phải gửi lại phản biện;

2 - Bài báo phải chỉnh sửa nhưng phải gửi lại phản biện;

Tác giả sửa theo phản biện

- BTV chuyên trách gửi kết quả phản biện cho tác giả và đề nghị tác giả chỉnh sửa bài báo theo ý kiến của phản biện kèm theo hạn định gửi lại Tạp chí.

- Tác giả chỉnh sửa bài báo theo ý kiến của phản biện và gửi lại bài sửa cho BBT theo hạn định.

Nhận bài sửa sau phản biện

- BBT nhận bài tác giả đã sửa theo ý kiến của phản biện.

- BTV chuyên trách kiểm tra, đối chiếu với ý kiến nhận xét của phản biện.

- BTV chuyên trách trao đổi với nhà phản biện để xem xét những nội dung đã sửa có đạt yêu cầu hay không.

- Sau khi bài báo đã đạt yêu cầu, chuyển sang bước “Duyệt đăng”.

Duyệt đăng

Bộ phận TK-TS trình các bài báo đã được phản biện và đạt yêu cầu lên TBT duyệt đăng.