Đặc điểm viêm thận Lupus nhóm V tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2

Class V Lupus nephritis at Children’s Hospital no 1 and no 2

  • Nguyễn Thảo Cầm, Nguyễn Đức Quang, Huỳnh Thị Vũ Quỳnh, Hoàng Thị Diễm Thúy
Từ khóa: Tỉ lệ sống còn, biến chứng, nhóm V đơn thuần, nhóm V phối hợp

Tóm tắt

   Đặt vấn đề: Viêm thận lupus nhóm V có tiểu đạm nặng, gây tăng nguy cơ nhiễm trùng và huyết khối. Điều trị của trẻ em còn chưa thống nhất.
   Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm miễn dịch, giải phẫu bệnh, kết quả điều trị và tỉ lệ sống còn của bệnh nhân viêm thận lupus nhóm V đơn thuần và phối hợp tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2.
   Phương pháp: Mô tả loạt ca 68 bệnh nhân.
   Kết quả nghiên cứu: Có 9/68 (13,2%) trẻ VTL nhóm V đơn thuần và 59/68 (86,8%) nhóm V phối hợp. Tỉ số nam/nữ là 1/4,2. Tổn thương thận thường gặp là phù (75,0%), tiểu đạm ngưỡng thận hư (67,6%) và tăng huyết áp (38,3%). Nhóm V đơn thuần có nồng độ C3 và eGFR cao hơn; phù, tăng huyết áp, tiểu máu và tiểu đạm ngưỡng thận hư thấp hơn nhóm V phối hợp. Tất cả bệnh nhân đều đạt lui bệnh sau 12 tháng. Biến chứng thường gặp nhất là nhiễm trùng (16,4% sau 1 tháng và 18,2% sau 6 tháng). Tỉ lệ sống còn của trẻ tại thời điểm 12 tháng là 98%. Tỉ lệ sống còn của chức năng thận tại thời điểm 12 tháng là 92%.
   Kết luận: Viêm thận lupus nhóm V có tỉ lệ sống còn tốt. Bệnh nhân có nguy cơ
nhiễm trùng cao nên cần được đánh giá sớm biến chứng nhiễm trùng.

Abstract

   Introduction: The main clinical feature of pediatric class V lupus nephritis (LN) is heavy proteinuria, which can increase the risk of infection and thrombosis. There is limited literature on pediatric class V LN.
   Objective: To describe the clinical and immunological characteristics, renal pathological lesions, treatment response and survival rate of pediatric class V lupus nephritis (LN) at Children’s Hospital No 1 and No 2.
   Methods: This is a multicenter longitudinal study, a case series of 65 patients. 
   Results: There were 9/68 (13.2%) pure and 59/68 (86.8%) mixed. The male/ female ratio was 1/4.2. Edema and hypertension were the most common renal clinical features, accounted 75.0% and 38.3%. 67.6% patients had nephrotic range proteinuria. Pure class V LN had higher GFR, higher C3 and less edema, less hypertension, less hematuria and less nephrotic range proteinuria, respectively. All patients achieved complete remission after 12 months. Infection was the most common complication (16.4% patients after one month; 18.2% after 6 months treatment). The estimated 12 - month overall survival rate was 98% and renal survival rate was 92%.
   Conclusion: These data suggest that class V LN patients have good survival rate and good response to treatment; however, they endure a high risk of infection. This complication must be routinely evaluated for early treatment to improve survival rate.

DOI: 10.59715/pntjmp.1.3.11

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-01-20
Chuyên mục
Nghiên cứu (Original Research)