So sánh giá trị bảng điểm ABC với bảng điểm AIMS65 trong dự đoán biến cố tử vong ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên

A comparasion of ABC score and AIMS65 for prediction mortality in patients with upper gastrointestinal bleeding

  • Nguyễn Thanh Hương, Võ Hồng Minh Công, Đào Xuân Lãm, Trần Thị Thu Cúc, Chung Mỹ Ngọc
Từ khóa: Xuất huyết tiêu hóa trên, ABC, AIMS65

Tóm tắt

   Đặt vấn đề: Hiện nay xuất huyết tiêu hóa (XHTH) là một trong những nguyên nhân thường gặp trong cấp cứu y khoa với tỉ lệ tử vong từ 3 - 10% mỗi năm, trong đó XHTH trên chiếm gần 50% trường hợp. Khoảng 80% XHTH trên tự giới hạn và chỉ cần điều trị hỗ trợ, nhưng tỉ lệ tử vong đến 25 - 30% nếu xuất huyết liên tục hoặc xuất huyết tái phát. Năm 2020, một nghiên cứu thực hiện ở Bệnh viện Nhân Dân Gia Định ghi nhận tỉ lệ tử vong do XHTH trên là 9,42%. Do đó các bảng điểm tiên lượng rất cần thiết nhằm phân tầng nguy cơ một cách chính xác và nhanh chóng đưa ra điều trị phù hợp. Năm 2011, bảng điểm AIMS65 ra đời nhằm tiên lượng tử vong hay tái xuất huyết ở bệnh nhân XHTH trên. Tuy nhiên giá trị dự đoán biến cố của AIMS65 ở một số nghiên cứu chỉ đạt ở mức trung bình. Năm 2020, Laursen nghiên cứu bảng điểm ABC dựa trên 3 yếu tố (A: Tuổi, B: xét nghiệm sinh hóa, C: bệnh đồng mắc) dễ nhớ, không phụ thuộc kết quả nội soi. Tác giả nhận thấy so với bảng điểm AIMS65, bảng điểm ABC có khả năng dự đoán kết cục tốt hơn. Dựa trên những ưu điểm đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hy vọng tìm ra điểm cắt tối ưu cho bảng điểm ABC cũng như so sánh giá trị của 2 bảng điểm ABC và AIMS65 nhằm tìm ra bảng điểm ngắn gọn, tiên lượng tốt nhất cho bệnh nhân XHTH trên.
   Mục tiêu nghiên cứu: So sánh diện tích dưới đường cong ROC, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm của bảng điểm ABC và bảng điểm AIMS65 trong dự đoán tử vong trong 30 ngày ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên.
   Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trên những bệnh nhân nhập viện vì xuất huyết tiêu hóa trên tại bệnh viện Nhân dân Gia Định trong khoảng thời gian từ tháng 2/2022 đến tháng 11/2022.
   Kết quả: 114 BN nhập viện vì XHTH trên với tuổi trung bình là 58,3 ± 16,2 tuổi. Tỉ lệ nam giới chiếm 83,3%. Tỉ lệ tử vong trong 30 ngày là 5,3%. Diện tích dưới đường cong (AUC) của ABC trong dự đoán biến cố tử vong là 0,89 với KTC95% là 0,82 - 0,94. Tại điểm cắt là 8 điểm có độ độ nhạy, độ đặc hiệu là 100%; 66,7%; giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm là 14,3%; 100%. Tương tự bảng điểm AIMS65 có AUC là 0,89 với điểm cắt là 2 điểm, có độ nhạy, độ đặc hiệu là 100%; 28,7%; giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm là 7,2%; 100%. Khi so sánh AUC của bảng điểm ABC và AIMS65 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,94) trong dự đoán kết cục tử vong trong 30 ngày.
   Kết luận: Kết quả ghi nhận từ nghiên cứu chúng tôi cho thấy bảng điểm ABC có thể dùng để tham khảo và áp dụng trên lâm sàng để dự đoán tử vong trong 30 ngày ở BN XHTH trên.

Abstract

   Background: Currently, gastrointestinal bleeding (GI) is one of the common causes in medical emergencies with a mortality rate of 3 - 10% per year, of which upper gastrointestinal bleeding (UGIB) accounts for nearly 50% of cases. About 80% of upper bleeding is self-limiting and requires only supportive treatment, but the mortality rate is up to 25 - 30% if bleeding is continuous or recurrent. In 2020, a study conducted at Gia Dinh People’s Hospital recorded that the death rate due to upper gastrointestinal bleeding was 9.42%. Therefore, prognostic scores are essential to accurately stratify risk and quickly provide appropriate treatment. In 2011, the AIMS65 score was released to predict mortality or rebleeding in UGIB. However, the event prediction value of AIMS65 in some studies is only average. In 2020, Laursen and colleagues researched the ABC score based on 3 factors (A: Age, B: biochemical tests, C: comorbidities) that are easy to remember, independent of endoscopy results. The author found that compared to the AIMS65 score, the ABC score had better ability to predict outcome. Based on that advantage, we conducted this study in the hope of finding the optimal cutoff point for the ABC scorecard as well as comparing the values of ABC and AIMS65 score to find a score that can best predict for patients with UGIB.
   Objectives: Compare area under the curve (AUC), sensitivity, specificity, positive predictive values, negative predictive values of ABC with AIMS65 in predicting 30 - day mortality of UGIB patients.
   Method: Prospective cohort study patients with UGIB at Nhan dan Gia Dinh hospital, Ho Chi Minh City, from February 2022 to November 2022.
   Results: The average age of 114 patients hospitalized for UGIB was 58,3 ± 16,2 years. The proportion of men accounted for 83,3%. In the study there was a mortality rate of 5,3%. The area under the curve (AUC) of ABC in predicting mortality was 0,89 with a 95% CI of 0,82 - 94. At the cut - off point of 8 points, the sensitivity is 100%, the specificity is 66,7%, the positive predictive value and the negative predictive value are 14,3% and 100%. Similar to AUC of AIMS65 is 0,89 with cut - off point of 2 points, the study recorded sensitivity and specificity of 100%; 28,7%; positive predictive value and negative predictive value are 7,2%; 100%. When comparing the AUC of the ABC and AIMS65 score there was no significant difference (p = 0,94) in prediction 30 - day mortality outcome.
   Conclusion: The results from our study show that the ABC score can be used for reference and clinical application to predict 30 - day mortality in patients with UGIB.

DOI: 10.59715/pntjmp.1.3.10

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-01-20
Chuyên mục
Nghiên cứu (Original Research)