Hiệu quả sử dụng vòng nâng cổ tử cung trong dự phòng sinh non ở các thai phụ có chiều dài cổ tử cung ngắn tại Bệnh viện Hùng Vương

Effect of cervical pessary in preventing premature birth in pregnant women with short cervix at Hung Vuong Hospital

  • Nguyễn Ngọc Thoại, Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Hoàng Thị Diễm Tuyết
Từ khóa: Sinh non, đặt vòng nâng Arabin, CTC ngắn

Tóm tắt

   Đặt vấn đề: Hiện nay, cổ tử cung yếu bẩm sinh (hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn) hoặc thứ phát (do khoét chóp, nong nạo cổ tử cung) là một trong những nguyên nhân gây sinh non có thể được tầm soát qua siêu âm đo chiều dài cổ tử cung. Vòng nâng Arabin, một phương pháp xâm lấn tối thiểu được sử dụng trong dự phòng sinh non đã và đang được sử dụng ở một số nước trên thế giới. Tại Việt Nam, việc sử dụng vòng nâng vẫn chưa được phổ biến, vì vậy mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định hiệu quả của phương pháp đặt vòng nâng Arabin ở các thai phụ có chiều dài cổ tử cung ngắn (< 25 mm) tại bệnh viện Hùng Vương từ tháng 01/2022 đến tháng 10/2022.
   Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không có nhóm chứng ở các thai phụ đơn thai, có tuổi thai từ 24 tuần đến 32 tuần, với chiều dài cổ tử cung < 25mm. Các thai phụ được đặt vòng nâng, theo dõi định kỳ, ghi nhận các tác dụng ngoại ý, biến chứng cho đến khi chuyển dạ sinh tự nhiên.
   Kết quả: Nghiên cứu thực hiện từ tháng 1/2022 đến tháng 10/2022 bao gồm 176 thai phụ có tuổi thai từ 24 tuần - 32 tuần được đặt vòng Arabin và theo dõi thai kỳ đến lúc sinh tại Bệnh viện Hùng Vương. Kết quả ghi nhận, tỷ lệ thành công (sinh từ 34 tuần trở lên) chiếm 88,1%, tỷ lệ sinh đủ tháng (từ 37 tuần trở lên) là 64,8%. Tỷ lệ trẻ nhập NICU là 11,4% (20 trường hợp). Các tác dụng ngoại ý ghi nhận là tăng tiết dịch âm đạo (29,7%), viêm âm đạo nấm (8,7%), nhiễm trùng tiểu (5,8%).
   Kết luận: Tỷ lệ thành công cao khi đặt vòng nâng CTC ở các thai phụ có chiều dài cổ tử cung ngắn < 25 mm (sinh từ 34 tuần trở lên). Tiền căn sinh non được ghi nhận có liên quan đến tỷ lệ sinh non trước 34 tuần. Một số tác dụng ngoại ý được ghi nhận: tiết dịch âm đạo nhiều, nhiễm nấm âm đạo, nhiễm trùng tiểu.

Abstract

   Background: Cervical insufficiency is a condition thought to be caused by congenital abnormalities or secondary after procedures such as cervical conization, dilation, and curettage. A short cervix can be screened with an ultrasound that measures the length of the cervix very early in pregnancy. Arabin pessary, a minimally invasive method, which is known to prevent preterm birth, has been used in several countries around the world. In Vietnam, the use of the Arabin pessary is not yet popular. The aim of study is to determine the effectiveness of Arabin pessary use in pregnant women with short cervical length (< 25 mm) at Hung Vuong hospital from January 2022 to October 2022.
   Methods: We performed a clinical trial research without a control group on 176 pregnant women with singleton pregnancies, gestational age from 24 weeks to 32 weeks, cervical length < 25mm. Pregnant women are placed Arabin rings, periodically monitored, recorded side effects, complications until spontanous labor.
   Results: The study was carried out from January 2022 to October 2022, including 176 women with gestational age from 24 weeks to 32 weeks who were placed with Arabin rings and followed up until delivery at Hung Vuong Hospital. The success rate (birth rate from 34 weeks or more) accounted for 88.1%, the full-term birth rate (37 weeks or more) was 64.8%. The rate of neonates admitted to the NICU was 11.4% (20 cases). The adverse events reported were increased vaginal discharge (29.7%), fungal vaginitis (8.7%), urinary tract infection (5.8%).
   Conclusions: The success rate of using Arabin rings (born from 34 weeks or more) was 88.1% (155/176 cases) with 95% CI [82.3 - 92.5]. Multivariate regression analysis, we found a statistically significant association between the history of preterm birth and the rate of birth before 34 weeks with OR = 3.4, 95% CI [1.1 - 10.5], p = 0.02. The undesirable effects of Arabin ring insertion are vaginal discharge: 29.7%, fungal vaginitis: 8.7%, urinary tract infection: 5.8%.

DOI: 10.59715/pntjmp.1.3.9

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-01-20
Chuyên mục
Nghiên cứu (Original Research)