KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ VÀ CẢM QUAN HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN NGẮN TRÀO PHÚNG CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN

  • Nguyễn Thị Thanh Tâm
Từ khóa: Không gian, đô thị, truyện ngắn, nhân vật, Nguyễn Công Hoan

Tóm tắt

Nguyễn Công Hoan là cây bút truyện ngắn bậc thầy của giai đoạn văn học 1930 – 1945 ở nước ta. Một trong các yếu tố góp phần làm nên đặc sắc bút pháp tự sự của ông là việc khai thác triệt để tác dụng của tình huống truyện, đặt nhân vật trong không gian khác nhau để nhân vật tự bộc lộ phẩm chất của mình một cách chân thực nhất. Nhà văn rất thành công trong việc sáng tạo ra kiểu không gian đô thị, tiêu biểu là không gian rạp
hát - sân khấu, không gian trong các gia đình tư sản, không gian đầu đường xó chợ; không gian đường phố,… Các mảng không gian mới mẻ này chất chứa mâu thuẫn, xung đột, góp phần bộc lộ tính cách, chiều hướng con đường đời của nhân vật. Từ đó, người đọc tri nhận được quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người của một nhà văn lớn 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-11-14
Chuyên mục
Bài viết