TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986 VÀ HÀNH TRÌNH “TỪ VIẾT VỀ CUỘC PHIÊU LƯU ĐẾN CUỘC PHIÊU LƯU CỦA VIẾT”

  • Nguyễn Thị Hoài An
Từ khóa: Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, cách mạng hệ hình, cuộc phiêu lưu của viết, hệ hình hiện đại.

Tóm tắt

Từ 1975 đến 1986, tiểu thuyết Việt Nam rơi vào giai đoạn khủng hoảng. Cuộc
cách mạng hệ hình văn xuôi nổ ra sau đó với những dại diện hệ hình tiêu biểu: Nguyễn
Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Trần Dần, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình
Phương,… tạo nên những khác biệt về viết như tổ chức trần thuật đa điểm nhìn, đề cao sự
sáng tạo của người đọc, lái mối quan tâm của người đọc từ câu chuyện sang văn bản/diễn
ngôn, kết cấu tiểu thuyết theo mô hình dòng ý thức, sử dụng kết cấu phân mảnh… Những
tiểu thuyết của họ đã thực hiện sứ mệnh của một cuộc cách mạng hệ hình, đưa tiểu thuyết
nói riêng, văn xuôi Việt Nam nói chung bước sang hệ hình hiện đại chủ nghĩa từ “viết về
cuộc phiêu lưu đến cuộc phiêu lưu của viết”

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-10-17
Chuyên mục
Bài viết