PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO TĂNG NI SINH VIÊN HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  • Liên Đặng Thị Kim
  • Lộc Nguyễn
Từ khóa: Học viện Phật giáo, Hồ Chí Minh, Tăng ni sinh, văn hóa đọc, Việt Nam

Tóm tắt

Sách được xem là người thầy, người bạn thầm lặng của con người. Từ xưa các bậc cổ nhân đã coi việc đọc sách vừa để học hỏi, hiểu biết, vừa để tu tâm dưỡng tánh. Sách chính là một người thầy uyên bác luôn lặng lẽ đồng hành và dạy con người bao điều hay, lẽ phải và thậm chí cả những điều mà trường học chưa dạy. Do đó, muốn có được tri thức, trí tuệ, hàm dưỡng nội tâm và hướng tới thành công, phát triển thì một trong những cách thức quan yếu là cần đọc sách. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích phân tích thực trạng nhận thức về văn hóa đọc trong Tăng/Ni sinh viên tại Học viện Phật Giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đề xuất giải pháp nhằm duy trì và phát triển văn hóa đọc trong Tăng/Ni sinh viên nói riêng và tất cả độc giả nói chung. Số liệu của nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp bảng hỏi đối với 162 Tăng/Ni sinh viên khóa 14 và 15 hiện đang nội trú tại nội viện của Học viện. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức của Tăng/Ni sinh viên về văn hóa học và vai trò của văn hóa đọc. Nghiên cứu đã cho thấy Tăng/Ni sinh viên đã nhận thức đúng đắn về vai trò của văn hóa đọc đối với quá trình tu học, đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra những nguyên nhân Tăng/Ni sinh viên không dành thời gian đọc sách hiện nay

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-04-30