ÁP DỤNG MÔ HÌNH CIPO TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC

  • Nhân Nguyễn Thành
Từ khóa: CIPO, kỹ năng xã hội

Tóm tắt

Giáo dục kỹ năng xã hội của học sinh là hình thành năng lực tâm lý - xã hội cho học sinh để học sinh có hành vi tích cực và thích ứng xã hội, làm chủ hành vi trong các tình huống của cuộc sống. Kỹ năng xã hội của học sinh bao gồm: kỹ năng nhận thức xã hội; kỹ năng giao tiếp hiệu quả; kỹ năng tương tác xã hội và hợp tác; kỹ năng giải quyết xung đột. Trong từng kỹ năng sẽ biểu hiện nhiều kỹ năng cụ thể (kỹ năng thành phần). Bài viết trình bày mô hình CIPO và sự vận dụng mô hình CIPO vào quản lý giáo dục kỹ năng xã hội tại cơ sở giáo dục, qua đó, các nhà khoa học, các nhà quản lý có thể tham khảo triển khai trong công tác giáo dục kỹ năng xã hội tại Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-25