Suy nghĩ về giới trong đào tạo quy hoạch đô thị

Thinking about gender in urban planning training

  • Lê Đình Phước
  • Đỗ Minh Huyền
Từ khóa: quan điểm giới, đào tạo quy hoạch, quy hoạch đô thị, gender perspective, gender difference, Vietnam, khác biệt về giới, Việt Nam, planning education, urban planning

Tóm tắt

Trong chiều dài lịch sử phát triển của thế giới, vai trò và những đóng góp của phụ nữ còn rất hạn chế, đặc biệt là trong lĩnh vực quy hoạch đô thị. Mãi đến những năm 1960, là giai đoạn phong trào nữ quyền phát triển mạnh mẽ thì vai trò của nữ giới trong xã hội mới thực sự được quan tâm. Các nghiên cứu ở nhiều quốc gia đã cho thấy rằng giới tính tác động lớn đến quá trình đô thị hóa. Những hậu quả và thách thức của quá trình này có ảnh hưởng rất khác nhau đến sự trải nghiệm của hai giới nam và nữ. Do vậy, những nhận thức, trải nghiệm, ý kiến và những đóng góp của phụ nữ cần phải được coi trọng và ghi nhận trong lĩnh vực quy hoạch đô thị.
Khi nhắc đến công tác quy hoạch đô thị, người ta luôn cho rằng đó là công việc mà nam giới có thể làm tốt hơn. Do vậy vấn đề bất bình đẳng giới trong quy hoạch đô thị chưa được quan tâm đúng mức. Kết quả điều tra tại nhiều trường đại học có ngành học liên quan đến chuyên ngành quy hoạch đô thị đều cho thấy rằng, người ta nghĩ quy hoạch đô thị là một lĩnh vực khoa học định lượng không bị chi phối bởi giới tính, và không nhận thức được giới tính có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và vận hành của các chức năng trong đô thị. Bài viết này làm rõ tầm quan trọng của việc cân bằng giới trong đào tạo kiến trúc sư quy hoạch, giúp cung cấp đội ngũ kiến trúc sư quy hoạch chất lượng cho đất nước.

Abstract

Historically women have been ignored in the domain of urban planning, which can be seen throughout the development of human civilization where women were absent in the planning field. This went unnoticed until the 1960s when the notion of homogeneity in urban planning has been questioned. It is growingly proved that urbanization is strongly shaped by gender, and its repercussions affect men and women differently. The prolonged absence of women in urban planning, therefore, has been brought to the fore. This issue is more obvious when it comes to Vietnam, where practicing urban planning has been portrayed as a man-orientated profession.
There is a lack of literature on the connection between gender and urban planning in Vietnam, and it seems that the majority of universities and other institutions that provide urban planning education and training services have taken for granted the perception of gender neutrality in urban planning. Perhaps, they have been unaware of how gender differences can shape and influence the urban form and how cities function. This paper, therefore, takes a very first effort to offer an indicative account of this matter, raising awareness of gender sensitivity in these universities and educational institutions because of their critical role in educating and training students, planning officers, urban planners, and other staff working in the urban planning industry.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-07-13