Phát triển mô hình Tổ Nhân dân tự quản gắn với mở rộng dân chủ và thúc đẩy quyền con người trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

  • Nguyễn Quang Thành*
  • Võ Thị Tuyết Hoa
Từ khóa: Dân chủ, quyền con người, quyền công dân, Tổ Nhân dân tự quản

Tóm tắt

Chế độ tự quản đã tồn tại từ lâu trong lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam. Trải qua thời kỳ Bắc thuộc, nhờ vào yếu tố tự quản làng, xã và sự cố kết cộng đồng đã giúp cho dân tộc ta không bị thế lực xâm lược đồng hoá. Hiện nay, nhiều thiết chế phi nhà nước ra đời với vai trò tập hợp quần chúng nhân dân theo một hoặc một số mục đích cụ thể đã góp phần mở rộng quyền dân chủ, thúc đẩy quá trình thực thi quyền con người, quyền công dân trên thực tế. Mô hình Tổ Nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có tiền thân là Tổ Dân phòng - Khuyến học hình thành vào năm 2007 được đánh giá là một mô hình tự nguyện, tự quản, tập hợp quần chúng nhân dân cùng tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở cơ sở. Trong bài viết này, các tác giả khái quát về sự hình thành của mô hình Tổ Nhân dân tự quản; phân tích sự tác động của mô hình này đối với việc phát huy dân chủ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Qua đó, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển mô hình Tổ Nhân dân tự quản trong thời gian tới.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-09-26
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU