BIẾN ĐỔI NGHI LỄ TÔN GIÁO TẠI CÁC CƠ SỞ THỜ TỰ CỦA ĐẠO TỨ ÂN HIẾU NGHĨA Ở HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

  • Nguyễn Phong Vũ*
Từ khóa: Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tri Tôn, thực hành tôn giáo, lễ cúng, cơ sở thờ tự.

Tóm tắt

Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa là một tôn giáo bản địa đã “bén duyên” với vùng đất Tri Tôn (An Giang) phát triển và tồn tại hơn trăm năm nay. Nơi đây được xem là thánh địa của Đạo với một lượng tín đồ lớn , có nhiều cơ sở thờ tự và là trụ sở chính diễn ra nhiều hoạt động tôn giáo. Hàng tháng đều có tổ chức “lễ cúng”. Có đến 23 lễ lớn (kỷ niệm ngày sinh/ngày mất của Đức Bổn Sư, kỷ niệm ngày khai sáng mối Đạo, vía Phật Trùm, Trai Đàn…) diễn ra tại chùa, lễ Kỳ Yên và Lạp Miếu tại đình, lễ Cầu An tại miếu, lễ Chánh Đán và Đoan Ngũ tại Tam Bửu gia... Việc thực hành nghi thức tôn giáo của Đạo qua các lễ cúng vừa thể hiện được niềm tin tôn giáo, vừa làm nổi bật giá trị tinh thần trong đời sống tôn giáo của tín đồ. Nhưng ngày nay, dưới tác động của yếu tố thời đại, chúng đã và đang có những biến đổi nhất định. Bài viết này, trước tiên, giới thiệu về hoạt động nghi lễ tôn giáo tại các cơ sở thờ tự của đạo; tiếp theo là nêu ra những biến đổi và nguyên nhân của sự biến đổi trong việc thực hành nghi lễ tôn giáo; qua đó góp phần cập nhật thêm thông tin kiến thức về tôn giáo ở An Giang.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-06-19
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU