XƯNG HÔ KHI GIAO TIẾP CỦA TRẺ EM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VAI GIAO TIẾP TRONG VĂN BẢN ĐỌC SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP 1, 2, 3 BỘ SÁCH “KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG”

  • Lưu Thị Lan
  • Lê Hồng Vân
  • Vũ Thị Vân
  • Nguyễn Văn Thi
Từ khóa: xưng hô, giao tiếp, trẻ em, vai giao tiếp, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, 2, 3

Tóm tắt

Bài viết tập trung khảo sát cách xưng hô của thiếu nhi nhìn từ góc độ vai
giao tiếp qua các văn bản đọc sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, 2, 3 bộ “Kết nối tri thức
với cuộc sống” từ các phương diện: từ ngữ xưng hô của trẻ em trong các cặp vai: 1/ cặp
vai trên - vai dưới (thể hiện ở tương tác giữa người lớn và trẻ em); 2/ cặp vai ngang (thể
hiện ở nhân vật trẻ em với trẻ em). Từ kết quả khảo sát và phân loại 123 cuộc thoại, bài
viết tổng hợp được 57 cuộc thoại giữa nhân vật người lớn với trẻ em và 66 cuộc thoại
giữa các nhân vật trẻ em với nhau. Ứng với các cặp vai, từ ngữ xưng hô của nhân vật
người lớn với trẻ em có 3 kiểu xưng và 6 kiểu hô; từ ngữ xưng của các nhân vật trẻ em
có 4 kiểu xưng và 6 kiểu hô. Từ phân tích đặc điểm xưng hô, bài viết khẳng định rằng
từ ngữ xưng hô của người lớn và trẻ em, trẻ em và trẻ em tập trung vào 2 kiểu xưng hô
là xưng hô bằng danh từ thân tộc và xưng hô bằng đại từ nhân xưng. Điều này thể hiện
được toàn bộ đời sống tinh thần, sự hồn nhiên, ngây thơ của trẻ và phù hợp với tâm lí,
phạm vi tương tác xưng hô của các nhân vậ

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-03-03