NÉT ĐẶC SẮC TRONG BÀI THƠ THẤT NGÔN “THU ĐIẾU” CỦA NGUYỄN KHUYẾN

  • Hồ Thị Kim Ánh
  • Bùi Thị Thuý
Từ khóa: thơ thất ngôn, Đường luật, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, Nguyễn Khuyến

Tóm tắt

Thơ thất ngôn Đường luật là một trong những thể loại thơ xuất hiện từ
rất sớm trong văn học Trung Quốc. Xét trong hệ thống rất đa dạng các thể loại của
văn học Việt Nam, thể loại thơ thất ngôn Đường luật thuộc số ít các thể loại có lịch
sử lâu đời. Trong tiến trình văn học Việt Nam, thể loại thơ này có vị trí gần như là
độc tôn trên thi đàn Việt Nam. Tác gia Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến là một
trong nhà thơ cuối cùng của thời trung đại, được mệnh danh là “nhà thơ của dân tình
và làng cảnh Việt Nam”. Bài thơ “Thu điếu” (Câu cá mùa thu) của ông được coi là
bài thơ đặc sắc, được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật vì thanh điệu và
nhịp điệu trong bài thơ không những đảm bảo đúng quy luật của thể thơ Đường luật
mà còn thể hiện sự sáng tạo riêng của Nguyễn Khuyến trong cách ngắt nhịp và cách
gieo vần.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-03-03