TRANH TẾT CỦA NGƯỜI HÀ NỘI XƯA

  • Ngô Đức Cường
  • Nguyễn Thị Minh Tâm
  • Nguyễn Thị Trang
Từ khóa: Tranh dân gian, tranh Tết, ý nghĩa nhân văn, tạo hình, Hàng Trống.

Tóm tắt

Một trong những nét sinh hoạt truyền thống của người Hà Nội xưa trong
dịp Tết Nguyên đán là thú chơi tranh, chơi chữ. Người chơi chữ, hay câu đối trong
dịp Tết thường đến nhà các ông đồ trong vùng để xin chữ. Ngày xuân năm mới,
khách đến chơi nhà, cùng thưởng trà và bình chữ, bình câu đối Tết là một thú chơi
tao nhã. Ngoài câu đối thì tranh cũng là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong
ngày Tết của người Hà Nội xưa. Từ đầu tháng Chạp, phố Hàng Trống đã tấp nập
người đến xem và chọn tranh. Dòng tranh Tết Hàng Trống là một trong những dòng
tranh dân gian độc đáo, kết tinh nhiều giá trị thẩm mĩ, tinh thần và tín ngưỡng. Để
trang hoàng nhà cửa đón Tết, các gia đình ở Hà Nội xưa thường trang trí tranh dân
gian Hàng Trống với ước vọng cầu may mắn, bình an, mong ước một năm mới vui
vẻ, hạnh phúc, làm ăn phát đạt, thành công.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-08-13