NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ Zn2+ BẰNG KHOÁNG SÉT HALOYSIT VÀ GIẢI HẤP PHỤ, THU HỒI KẼM BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT TỦA ĐIỆN HÓA

  • Lê Thị Duyên
  • Lê Thị Phương Thảo
  • Nguyễn Viết Hùng
  • Mai Văn Tiến
  • Nguyễn Thị Kim Phương
  • Vũ Lê Minh Thư
  • Nguyễn Thế Hữu
Từ khóa: Haloysit, hấp phụ ion Zn2 , giải hấp phụ Zn2 , thu hồi Zn, kết tủa điện hóa.

Tóm tắt

Haloysit vùng Thạch Khoán, Phú Thọ có dạng hình ống nano, có công thức hóa học khi ngậm nước là Al2Si2O5(OH)4.2H2O và khi ở dạng khử nước là Al2Si2O5(OH)4 với
diện tích bề mặt riêng 20,152m2
/g. Trong bài báo này, haloysit được sử dụng để nghiên cứu khả năng hấp phụ ion Zn2+. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến dung lượng
và hiệu suất hấp phụ Zn2+ đã được nghiên cứu. Hiệu suất và dung lượng hấp phụ Zn2+ đạt 67,09% và 2,24mg/g ở điều kiện: khối lượng haloysit 0,6g/50mL dung dịch,
nồng độ ion Zn2+ ban đầu 40mg/L, pH 5,6, thời gian tiếp xúc 120 phút ở nhiệt độ phòng (25o
C). Quá trình giải hấp phụ Zn2+ ra khỏi vật liệu hấp phụ và thu hồi Zn kim
loại cũng được nghiên cứu. Hiệu suất thu hồi kẽm đạt 94,52% ở điều kiện thích hợp: cường độ dòng áp 7,5mA, thời gian điện phân 5 giờ, nhiệt độ 60o
C. Đường đẳng
nhiệt hấp phụ được nghiên cứu dựa trên hai mô hình Langmuir và Freundlich. Động học hấp phụ được nghiên cứu bằng hai mô hình động học giả bậc 1 và giả bậc 2.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-02-19
Chuyên mục
KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ