HẤP PHỤ KHÍ CO2 TỪ THAN SINH HỌC VỎ HẠT MẮC-CA

  • Nguyễn Văn Đông
  • Vũ Ngọc Linh
  • Trần Văn Bẩy
  • Nguyễn Hồng Nam
Từ khóa: Than sinh học, vỏ mắc-ca, nhiệt phân, hấp phụ khí CO2, nông nghiệp bền vững.

Tóm tắt

Sản lượng và diện tích trồng cây mắc-ca ngày càng tăng nhanh kéo theo lượng phụ
phẩm nông nghiệp vỏ hạt mắc-ca tăng theo, gây nên những lo ngại về môi trường. Một
trong những phương pháp để giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường là chuyển đổi
thành than sinh học bằng phương pháp nhiệt phân nhằm hấp phụ khí CO2. Giải pháp này
vừa giúp giảm thiểu lượng phụ phẩm nông nghiệp thừa vừa giúp giảm ô nhiễm môi trường
không khí. Nhiệt phân vỏ hạt mắc-ca được thực hiện trong lò nung Nabartherm ở điều kiện
600oC trong môi trường khí N2. Kết quả phân tích SEM-EDS và hấp nhả N2 cho thấy hình thái
học bề mặt than sinh học có độ gồ ghề không đồng nhất, diện tích bề mặt của than sinh học
là 127,44m2/g. Kết quả phân tích FTIR cho thấy có rất ít nhóm chức xuất hiện trên bề mặt
than, chứng tỏ sự hấp phụ khí CO2 chủ yếu là hấp phụ bằng cơ chế thu giữ vật lý. Ứng dụng
của than sinh học trong hấp phụ khí CO2 được thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm điều
kiện nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển, tốc độ dòng CO2 5 lít/phút, đạt giá trị cao nhất và
ổn định 1,1mmol/g. Kết quả này chứng minh than vỏ hạt mắc-ca có thể được sử dụng làm
chất hấp phụ khí CO2 rẻ và thân thiện với môi trường.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-04-17
Chuyên mục
KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ