NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM SỰ ĐỐT CHÁY NHIÊN LIỆU RƠM RẠ TRONG LÒ ĐỐT TẦNG SÔI

  • Nguyễn Đình Tùng

Tóm tắt

Việt Nam có tiềm năng sinh khối (SK) rất rồi rào và phong phú. Với hơn 55 triệu tấn SK được tạo ra hàng năm, nhưng chỉ có khoảng 30 đến 40% là được sử dụng để tạo ra năng lượng, phần lớn trong số đó là được sử dụng để đun nấu trong các hộ gia đình. Các chất thải nông nghiệp (viên rơm rạ-RSP) là loại nhiên liệu phù hợp với lò đốt tầng sôi. Nghiên cứu thực nghiệm sự đốt cháy viên rơm nén như là một nhiên liệu đã được thực hiện trong vùng công suất nhiệt từ 75 tới 90 kWth (kilowatt nhiệt) trong lò đốt tầng sôi. Sự ảnh hưởng của các biến số / thông số như đường kính của hạt silic cát, nhiệt độ, vân tốc hóa lỏng (sôi) và sự hòa trộn của viên rơm rạ với các hạt cát đến hiệu quả của quá trình cháy và các thành phần phát thải cũng đã được khảo sát. Các kết quả thực nghiệm đã chỉ ra rằng, viên rơm rạ có thể hòa trộn tốt với hạt cát có kích thước từ 0,1 đến 1,25 mm tại vận tốc của khí khoảng 1,2 đến 1,5 m/s, nhiệt độ cháy tối ưu cho loại nhiên liệu này vào khoảng 750 đến 800 °C. Nồng độ của các thành phần phát thải như carbon monoxide (CO), nitrogen dioxide (NO2/NOx) and sulfur dioxide (SO2) đã được so sánh với tiêu chuẩn môi trường về khí thải của CHLB Đức (TA-Luft 2002), nồng độ của NOx trong khói thải cao hơn không đáng kể, ngược lại thành phần CO và SO2 thì thấp hơn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2012-05-07
Chuyên mục
KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ