HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG CÁT BÙN LƠ LỬNG TRONG NƯỚC SÔNG HỒNG, ĐOẠN CHẢY QUA HÀ NỘI TẠI CẦU CHƯƠNG DƯƠNG

  • Lê Như Đa
  • Lê Thị Phương Quỳnh
  • Hoàng Thị Thu Hà
  • Phùng Thị Xuân Bình
  • Phạm Thị Mai Hương
Từ khóa: Kim loại nặng; cát bùn lơ lửng; sông Hồng; Việt Nam.

Tóm tắt

Hàm lượng kim loại nặng trong cát bùn sông là một trong những thông số ô
nhiễm môi trường đáng được chú ý do các tác động của chúng tới đời sống động,
thực vật và sức khỏe con người. Bài báo trình bày kết quả quan trắc hàm lượng
kim loại nặng trong cát bùn lơ lửng trong sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội trong
năm 2019. Kết quả cho thấy hàm lượng các kim loại nặng như sau: Pb: 34,18 -
66,25ppm; Zn: 65,72 - 89,48ppm; Cu: 48,08 - 120,80ppm; Cd: 0,16 - 0,39ppm;
Fe: 28460,00 - 41881,25ppm; Cr: 28,46 - 35,88ppm; Mn: 516,4 - 685,0ppm;
As: 16,84 - 28,22ppm; Hg: 0,13 - 0,22ppm. Hàm lượng các kim loại nặng được
sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: Fe>Mn>Cu>Zn>Pb>Cr>As>Cd>Hg.
Fe và As cao hơn lần lượt là 1,9 và 1,4 lần so với giá trị cho phép của Quy chuẩn
Việt Nam về hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích sông QCVN 43:2017/BTNMT.
Các kết quả nhằm đóng góp cơ sở dữ liệu chất lượng nước và cát bùn sông Hồng
nhằm bảo vệ môi trường nước sông Hồng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-07
Chuyên mục
KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ