NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SINH KHỐI VI TẢO SPIRULINA SP. TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MƯA VÀ NƯỚC BIỂN KẾT HỢP XỬ LÝ CO2

  • Mai Thị Huyền Thương
  • Trần Đăng Thuần
  • Lại Thị Ngọc Bính
  • Đỗ Thị Cẩm Vân
  • Nguyễn Quang Tùng
Từ khóa: Spirulina, nước biển, nước mưa, hiệu suất cố định CO2.

Tóm tắt

Nước biển và nước mưa là hai nguồn nước dồi dào ở Việt Nam. Tảo Spirulina phát triển mạnh
trong môi trường giàu bicarbonat và cần rất nhiều nước để sinh trưởng. Hơn nữa chủng tảo này có
khả năng chuyển hóa CO2 cao gấp 10 lần so với thực vật và tạo ra sinh khối rất giàu dinh dưỡng
như: protein, carbohydrate, lipids. Vì vậy kết hợp nuôi tảo Spirulina trong nước biển và nước mưa
kết hợp xử lý CO2, một khí gây hiệu ứng nhà kính mang lại một ý nghĩa môi trường bền vững, đồng
thời sản xuất sinh khối tảo giàu dinh dưỡng ứng dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, vi tảo Spirulina SP2 và Spirulina SP4 phát triển rất tốt trong môi trường nước
mưa, tuy nhiên nước biển tự nhiên có độ mặn quá cao nên SP2 và SP4 sinh trưởng tốt từ nước biển
pha loãng hai lần. Bổ sung dinh dưỡng cho hai môi trường nuôi dẫn đến tăng tốc độ sinh trưởng
của hai loại tảo, đồng thời tăng khả năng xử lý CO2 lên khoảng 50 lần. Sinh khối sản xuất bởi SP2 và
SP4 trong hai môi trường nuôi đều giàu đạm, với trên 70% hàm lượng protein, chứng minh tiềm
năng to lớn của việc ứng dụng SP2 và SP4 trong xử lý khí thải CO2 công nghiệp và sản xuất sinh khối
giàu dinh dưỡng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-10-29
Chuyên mục
KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ