NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI NHÁM BỀ MẶT CAM KHI GIA CÔNG TRÊN MÁY ĐÁNH BÓNG BK.CMPM.12

  • Phạm Văn Hùng
  • Bùi Tuấn Anh
  • Bùi Tuấn Anh
  • Nguyễn Trọng Thanh
  • Phan Văn
Từ khóa: Trục cam, nhám bề mặt, áp lực pháp tuyến, đánh bóng.

Tóm tắt

Độ nhám bề mặt chi tiết máy nói chung và trục cam xe máy nói riêng là một trong các thông
số quan trọng của chất lượng bề mặt gia công. Chất lượng bề mặt ảnh hưởng trực tiếp ma sát,
mòn va tuổi thọ của chi tiết cũng như toàn máy. Nghiên cứu, lựa chọn một bộ thông số công
nghệ máy nhằm đạt được chất lượng bề mặt chi tiết tốt nhất luôn được các nhà khoa học quan
tâm. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về độ nhám bề mặt cam, một chỉ tiêu của chất
lượng bề mặt, khi gia công đánh bóng trên máy BK.CMPM.12. Kết quả thực nghiệm cho thấy
rằng độ nhám bề mặt Rz giảm so với trước khi gia công đánh bóng lần lượt là: 30,98%, 11,90%,
14,75% và 15,04% tương ứng với 04 điểm đo theo chu vi cam, từ điểm đo có lượng nâng lớn
nhất theo chiều quay làm việc. Ảnh hưởng của áp lực pháp tuyến khi gia công đánh bóng đến độ
nhám bề mặt Rz cũng được chỉ ra, theo đó nhám bề mặt tại ví trí cam với lượng nâng lớn nhất
giảm khoảng 13% so với các vị trí có lượng nâng nhỏ hơn. Giá trị Rz tại 02 vị trí còn lại khác biệt
không nhiều, chỉ khoảng 2,7%. Điều này cho thấy bộ thông số công nghệ máy đã được lựa chọn
trong vùng hợp lý với phương pháp gia công đánh bóng bằng dây đai đính hạt mài.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-10-28
Chuyên mục
KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ