TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH TÍCH HỢP TIỆN-LĂN ÉP VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA KHÍ NÉN ĐỂ CẢI THIỆN ĐỘ NHÁM VÀ ĐỘ CỨNG

  • Trấn Trường Sinh
  • Đỗ Tiến Lập
  • Nguyễn Trung Thành
Từ khóa: Tích hợp tiện - lăn ép, độ nhám, độ cứng Vicker, nhôm 6061, bề mặt đáp ứng, tối ưu hóa bầy đàn đa mục tiêu.

Tóm tắt

Quá trình tích hợp tiện - lăn ép là một giải pháp nổi bật để cải thiện năng suất do giảm thời gian phụ. Mục
tiêu của nghiên cứu này là tối ưu hóa các thông số của quá trình tích hợp tiện - lăn ép với sự hỗ trợ của khí nén
(CATB) để tăng cường độ cứng (HN) và giảm độ nhám (SR). Các thông số được cân nhắc là tốc độ cắt (V), chiều
sâu cắt (a), lượng tiến dao (f) và đường kính bi lăn (D). Máy tiện được sử dụng cùng với dụng cụ tích hợp tiệnlăn ép để thực hiện các thí nghiệm cho vật liệu nhôm 6061. Phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) được sử dụng
để thể hiện mối tương quan giữa các yếu tố đầu vào và hàm mục tiêu. Phương pháp tối ưu hóa bầy đàn đa mục
tiêu (MOPSO) được sử dụng để xác định các giá trị tối ưu. Kết quả cho thấy các hàm mục tiêu chủ yếu bị ảnh
hưởng bởi lượng tiến dao, tốc độ cắt, và chiều sâu cắt. Độ nhám có thể giảm 42,10% và độ cứng được cải thiện
17,51% ở giải pháp tối ưu khi so sánh với các giá trị trung gian. Kết quả thu được kỳ vọng như một giải pháp kỹ
thuật để quá trình tích hợp tiện - lăn ép với sự hỗ trợ của khí nén trở nên hiệu quả hơn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-11
Chuyên mục
KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ