NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, ĐẶC TÍNH CỦA CÁC MẪU BÙN THẢI AO NUÔI TÔM TỈNH NGHỆ AN VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BÙN THẢI CHO MỤC ĐÍCH SẢN XUẤT PHÂN COMPOST

  • Đỗ Thị Cẩm Vân
  • Vũ Đắc Duy

Tóm tắt

Nghệ An là một tỉnh miền Trung phát triển ngành nuôi tôm với sản lượng nuôi
trồng có quy mô lớn trong cả nước. Tuy nhiên hàng năm từ các ao nuôi tôm trên địa
bàn Nghệ An phát sinh một khối lượng lớn bùn đáy ao được hút thải ra các kênh
mương và chưa qua xử lý gây mất cảnh quan, mùi, ô nhiễm môi trường và lãng phí
tài nguyên. Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa lý và sinh học của 81 mẫu bùn thải ao
nuôi tôm của 05 huyện/thị trọng điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An cho thấy bùn thải
có giá trị pH trung tính hoặc kiềm yếu (7,4 - 7,8), độ mặn ít đến mặn trung bình
(1,28 - 4,19‰), giàu hàm lượng chất hữu cơ (11,1 - 23,2% C), Nitơ tổng số (0,6 -
0,8%) và Photpho hữu dụng (687 - 11455 ppm P2O5), chưa có dấu hiệu ô nhiễm kim
loại nặng (Pb, Cd, As và Hg) và nhiễm vi khuẩn Samonella. Nhìn chung, chất lượng
bùn thải từ ao nuôi tôm Nghệ An cho thấy tiềm năng và phù hợp trong ứng dụng quy
trình chế biến phân compost và góp phần giải quyết việc lãng phí nguồn tài nguyên
“bùn thải” và khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường tại các hộ nuôi tôm của Nghệ An.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-09-11
Chuyên mục
KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ