ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI CANH TÁC NÔNG NGHIỆP KHU VỰC HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI

  • Lê Như Đa
  • Lê Thị Phương Quỳnh
  • Phạm Thị Mai Hương

Tóm tắt

Chất lượng nông sản Việt Nam ngày được nâng cao, nhưng bên cạnh đó là sự suy giảm
chất lượng môi trường, đặc biệt chất lượng nước tại các vùng canh tác nông nghiệp. Bài báo
trình bày kết quả quan trắc chất lượng nước thải canh tác một số loại cây nông nghiệp (lúa, rau
- củ - quả, hoa - cây cảnh) trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội trong thời gian từ tháng
1/2013 đến tháng 7/2017. Kết quả cho thấy một số thông số quan trắc như sau: nhiệt độ: 14,9
- 36,3oC; DO: 0,1 - 5,2mg/l; TDS: 28,8 - 707,0mg/l; Độ dẫn điện: 22,9 - 1313,0µS/cm; TSS: 7 -
1018,6mg/l; COD: 6,0 - 331,6mg/l; Nitrit: 0,001 - 0,756mgN/l; nitrat: 0,01 - 2,61mgN/l; amoni:
0,02 - 3,11mgN/l; phốtphát: 0,01 - 2,50mgP/l; phốtpho tổng số: 0,1 - 5,0mgP/l. Một số thông
số quan trắc như DO, nitrit, amoni, phốtphát, COD, TSS tại một số thời điểm vượt xa giá trị cho
phép của Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước mặt QCVN 08:2015/BTNMT cột B1. Hàm
lượng dinh dưỡng cao trong nước thải phản ảnh rửa trôi phân bón dư thừa trong canh tác
nông nghiệp và nguy cơ gây phì dưỡng tại các môi trường nước tiếp nhận. Vì vậy, cần có cảnh
báo về việc sử dụng phân bón hợp lý trong canh tác nông nghiệp tại huyện Đông Anh nói
chung và Việt Nam nói riêng.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-09-11
Chuyên mục
KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ