NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ASEN TRONG NƯỚC NGẦM BẰNG VẬT LIỆU BIẾN TÍNH TỪ BÙN ĐỎ TÂY NGUYÊN

  • Phạm Thị Mai Hương
  • Phạm Thị Thanh Yên
  • Trần Hồng Côn

Tóm tắt

Asen được coi là một trong số các chất ô nhiễm nguy hiểm, được xếp vào các
loại chất có khả năng gây ung thư cho con người. Trên thế giới và ở Việt Nam đã
có rất nhiều các nghiên cứu chế tạo các loại vật liệu xử lý asen trong môi trường
nước như sử dụng các oxit sắt, oxit nhôm, khoáng sét và một số vật liệu tự nhiên
khác. Bùn đỏ Tân Rai (Tây nguyên) là bùn thải của quy trình tinh chế nhôm từ
quặng boxit chứa hàm lượng lớn các oxit kim loại như sắt oxit dạng goethit,
hematit, nhôm oxit dạng boemit và một số các oxit kim loại khác. Các oxit này có
khả năng hấp phụ cao đối với asen. Trong nghiên cứu này, bùn đỏ thô Tân Rai
được rửa kiềm bằng nước sau đó tiến hành biến tính nhiệt ở các nhiệt độ và thời
gian khác nhau. Vật liệu bùn đỏ rửa nước (ký hiệu là RMW) được nung ở 350oC
trong 2 giờ có hiệu suất hấp phụ asen trong nước đạt 99,75%. Vật liệu chế tạo
được ứng dụng để xử lý asen trong một số mẫu nước ngầm.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-07-24
Chuyên mục
KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ