ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG (Pb, Cu) TRONG NƯỚC RỈ TỪ BÙN THẢI NẠO VÉT TẠI SÔNG KIM NGƯU, HÀ NỘI

  • Đỗ Thị Cẩm Vân
  • Cù Thị Thúy Hà

Tóm tắt

Ô nhiễm bùn đáy nạo vét và thải bỏ ven hai bên bờ sông Kim Ngưu, TP. Hà Nội đang ở mức báo động đỏ. Khi có tác động của quá trình rửa trôi từ nước mưa (mưa axit) kim loại nặng tích tụ trong bùn sẽ được giải phóng, đi theo pha lỏng nhanh chóng xâm nhập vào đất và các mạch nước ngầm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát sự chuyển hóa của hai kim loai nặng điển hình là chì và đồng từ mẫu bùn thải của sông Kim Ngưu bởi nước có pH khác nhau. Tại pH trung tính (pH = 6,5), sự chuyển hóa của ion Pb2+ và Cu2+ (nồng độ định lượng ban đầu là 0,11 và 0,11 mg/L tương ứng) trong bùn thải sang dạng hòa tan trong nước diễn ra chậm và không ổn định, nên hàm lượng kim loại nặng (Pb và Cu) tích lũy trong môi trường còn thấp, nồng độ Pb2+ và Cu2+ khảo sát sau 10 ngày xác định tương ứng là 14,73 và 15,11 mg/L. Tuy nhiên, khảo sát tại pH axit (pH = 4,5), sự chuyển hóa chì và đồng (đặc biệt là chì) diễn ra nhanh chóng, khả năng thôi hóa đồng và chì vào pha nước cao, trong đó nồng độ Pb2+ và Cu2+ tăng tương ứng từ 0,15 và 0,11 mg/L lên tới 26,20 và 18,76 mg/L. Điều này cho thấy, trong trường hợp có mưa axit nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng gây ra bởi bùn thải nạo vét từ sông Kim Ngưu là rất cao, vấn đề quản lý và xử lý bùn trong sông Kim Ngưu là rất quan trọng và cần phải được thực hiện một cách khoa học. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-06-10
Chuyên mục
KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ