KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG TINH DẦU, CÁC CHẤT CHIẾT ĐƯỢC VÀ HAI HOẠT CHẤT Z-LIGUSTILIDE, AXIT FERULIC CỦA RỄ CÂY ĐƯƠNG QUY VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG NẤM HẠI CÂY TRỒNG CỦA CHÚNG

  • Vũ Văn Điền
  • Nguyễn Quang Tùng
  • Nguyễn Hà Trang
  • Đỗ Văn Phúc
  • Nguyễn Thị Thanh Hương
  • Lê Thị Hương
  • Nguyễn Hữu Tùng
  • Lê Đăng Quang
Từ khóa: Đương quy, Angelica acutiloba, GC-MS, HPLC, Z-ligustilide, axit ferulic, hoạt tính kháng nấm, nấm gây bệnh ở thực vật.

Tóm tắt

Cây Đương quy (Angelica acutiloba) được di thực vào Việt Nam và được trồng phổ biến ở các tỉnh Tây Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và Tây Nguyên như Đà
Lạt, Lâm Đồng. Trong y học cổ truyền, Đương quy được coi là sâm tố nữ và được sử dụng để điều trị các chứng bệnh về nội tiết, đầy hơi và các bệnh về khớp, bệnh ngoài
da. Ngoài ra, A. acutiloba còn có tác dụng kháng khuẩn và có thể điều trị đau bụng, co thắt cơ và giảm các triệu chứng viêm phế quản. Trong nghiên cứu này, hàm
lượng tinh dầu, hàm lượng cặn chiết được bằng các dung môi khác nhau, hàm lượng hai hoạt chất chính Z-ligustilide và axit ferulic trong rễ của các mẫu A. acutiloba
trồng ở tỉnh Lào Cai đã được khảo sát và so sánh với quy định trong Dược điển Việt Nam về mẫu dược liệu khô. Hàm lượng tinh dầu của rễ A. acutiloba nằm trong
khoảng 0,06 - 0,19%. Hàm lượng chất chiết xuất được xác định nằm trong khoảng 10,85 - 35,78%. Hàm lượng Z-ligustilide, được xác định bằng phương pháp sắc ký
lớp mỏng hiệu năng cao HPLC, nằm trong khoảng 83,33 - 198,45µg/g và hàm lượng axit ferulic (130,79 - 488,05µg/g) được phân tích bằng HPLC. Kết quả thử nghiệm
đối với ba chủng nấm gây bệnh ở thực vật là Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum và Collectotrichum orbiculare cho thấy, các cặn chiết thô và tinh dầu có khả năng
kháng nấm in vitro tương đối mạnh đối với các chủng nấm thử nghiệm. Ở nồng độ 500µg/mL, tinh dầu rễ A. acutiloba ức chế mạnh sự phát triển sợi nấm của S. rolfsii
(100%), F. oxysporum (82 - 84%) và C. orbiculare (81 - 100%) ở các thời điểm 2 - 4 ngày sau khi điều trị. Các cặn chiết từ rễ A. acutiloba cũng cho thấy khả năng ức chế
khác nhau đối với sự phát triển của các loại nấm thử nghiệm ở nổng độ thử nghiệm 1000µg/mL.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-11-24
Chuyên mục
KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ