“CÁC SIÊU CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ” TRONG NGÔN NGỮ HỌC CHỨC NĂNG HỆ THỐNG: KHUNG LÍ THUYẾT DÙNG ĐỂ GIẢI THÍCH Ý NGHĨA CỦA NGÔN BẢN TRONG NGÔN CẢNH XÃ HỘI

  • Văn Vân Hoàng Trung tâm Nghiên cứu giáo dục ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN
Từ khóa: các mô hình hình thức và phi chức năng hệ thống, các siêu chức năng ngôn ngữ, Ngôn ngữ học Chức năng Hệ thống, ý nghĩa của ngôn bản trong ngôn cảnh xã hội

Tóm tắt

Bài báo này liên quan đến cách “các siêu chức năng ngôn ngữ” được học giả M.A.K. Halliday phát triển như thế nào trong lí thuyết Ngôn ngữ học Chức năng Hệ thống, và khung lí thuyết siêu chức năng được sử dụng như thế nào để phân tích và giải thích ý nghĩa của ngôn bản trong ngôn cảnh xã hội. Bài báo gồm năm phần. Phần một giới thiệu chủ đề của bài báo. Phần hai kiểm tra vắn tắt khái niệm “các chức năng ngôn ngữ” trong các mô hình ngôn ngữ học hình thức và phi chức năng hệ thống. Phần ba nghiên cứu chi tiết khái niệm “các siêu chức năng ngôn ngữ” trong mô hình Ngôn ngữ học Chức năng Hệ thống. Nghiên cứu chỉ ra rằng không giống với các mô hình ngôn ngữ học hình thức và phi chức năng hệ thống, Ngôn ngữ học Chức năng Hệ thống khái luận hoá khái niệm “các siêu chức năng ngôn ngữ” không chỉ như là “các cách sử dụng ngôn ngữ” mà còn như là một đặc tính căn bản của chính ngôn ngữ. Để minh hoạ cho khả năng ứng dụng của khung lí thuyết siêu chức năng vào việc phân tích và giải thích ý nghĩa của ngôn bản trong ngôn cảnh xã hội, Phần bốn tiến hành phân tích hai khổ thơ trong bài thơ tiếng Việt nổi tiếng ‘Hai sắc hoa ti-gôn’. Phần năm tóm tắt lại những nội dung đã được nghiên cứu trong bài báo, chỉ ra những lợi thế của khung lí thuyết đa siêu chức năng của Halliday. Nghiên cứu này nhằm góp phần vào sự hiểu biết của chúng ta về ngôn ngữ như là một hệ thống các siêu chức năng, mở ra tiềm năng to lớn cho việc áp dụng mô hình Ngôn ngữ học Chức năng Hệ thống vào giảng dạy, học tập, và nghiên cứu ngôn ngữ.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-08-31
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU