PHÂN VÙNG CẢNH QUAN VÙNG BỜ TỈNH QUẢNG NGÃI PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

  • Đặng Thị Ngọc
  • Nguyễn Cao Huần
Từ khóa: cảnh quan, phân vùng cảnh quan, vùng bờ, Quảng Ngãi

Tóm tắt

Sự tương tác giữa các yếu tố, quá trình địa lý tự nhiên của các hệ thống lục địa - biển đảo cùng tác động của các hoạt động nhân sinh đã tạo nên tính đa dạng và phân hóa cảnh quan. Việc phân vùng cảnh quan trên cơ sở phân vùng địa lý tổng hợp và kết quả phân loại cảnh quan, có xem xét đến mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi có tính đa dạng và đặc thù về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên biển và tài nguyên vị thế. Dựa trên 5 nguyên tắc và 3 tiêu chí phân vùng, khu vực nghiên cứu được chia thành 8 tiểu vùng cảnh quan (TVCQ): đồi núi Tây Bình Sơn - Tư Nghĩa (I); đồng bằng gò đồi Bình Sơn (II); đồng bằng trung tâm Quảng Ngãi (III); đồi núi Tây Mộ Đức - Đức Phổ (IV); đồng bằng Mộ Đức - Đức Phổ (V); đới sóng vỗ và lan truyền (VI), đới sóng biến dạng (VII); biển đảo Lý Sơn (VIII). Mỗi TVCQ có đặc trưng riêng về tự nhiên và nhân sinh. Phân tích đặc điểm của các TVCQ là cơ sở để định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-05-04