THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG: PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

  • Nguyễn Song Tùng
Từ khóa: Đại hội XIII, kinh tế tuần hoàn

Tóm tắt

Kinh tế tuần hoàn là giải pháp cốt lõi nhằm hướng đến phát triển bền vững, tức là phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường. Mô hình này đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng và cho thấy những hiệu quả rõ rệt. Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện các mô hình tiếp cận kinh tế tuần hoàn, góp phần mang lại lợi ích về tài chính cho cơ sở sản xuất và tiêu dùng, nhưng mới chỉ dừng ở góc độ tái sử dụng, tái chế chất thải đơn thuần... Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn được Đại hội XIII của Đảng xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030. Xét trên các góc độ từ nhu cầu thực tiễn, nhận thức của xã hội, điều kiện công nghệ, đặc biệt là từ chủ trương đã được Đại hội XIII đề ra, chuyển đổi mô hình kinh tế tuần hoàn là một hướng đi phù hợp nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững đất nước

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-05-04