THỰC TRẠNG NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

  • Lê Hồng Quang

Tóm tắt

Trong giảng dạy toán học, mô hình Toán học là một trong những công cụ
mạnh mẽ thúc đẩy học tập hiệu quả. Trong nghiên cứu này, chúng chúng tôi tìm hiểu thực trạng năng lực mô hình hóa Toán học của học sinh trung học phổ thông (THPT). Cụ thể, chúng chúng tôi tiến hành điều tra bằng cách chia nhóm cùng giải quyết nhiệm vụ, sau đó phát phiếu hỏi và phiếu tự đánh giá đến học sinh, phát 500 phiếu; thu về 478 phiếu đã trả lời. Kết quả khảo sát cho thấy, một số hạn chế năng lực mô hình hóa Toán học của học sinh: Trong lúc giải quyết bài toán thực, học sinh đôi lúc quá tập trung vào các hiện tượng không phải bản chất, bỏ qua yếu tố bản chất của đối tượng. Từ đó, chuyển đổi từ vấn đề thực sang mô hình Toán học gặp khó khăn, đôi lúc là thất bại; Nhiều học sinh thiếu kiên trì, khi chuyển đổi từ bài toán thực sang mô hình Toán học nếu thấy khó khăn là dừng lại và bỏ qua; Học sinh có vốn trải nghiệm nhưng thiếu kĩ năng vận dụng vốn trải nghiệm vào trong bài toán; Việc đánh giá năng lực cá nhân và đồng đẳng còn yếu, học sinh có tâm lí coi đánh giá quá trình mô hình hóa là không qua trọng cho việc học. Phần cuối của nghiên cứu, chúng chúng tôi bàn luận về những thuận lợi và rào cản vận dụng năng lực mô hình hóa Toán học của học sinh

DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0058

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-04-01
Chuyên mục
BAI BÁO