CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 NĂM 2021

  • Phạm Thị Thu Hương, Vũ Huy Bôn, Trịnh Hùng Mạnh, Nguyễn Bá Tâm Trường Đại học Phenikaa
Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, ung thư phổi

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện quân Y 103, năm 2021. Đối tượng và Phương pháp: Phỏng vấn trực tiếp 192 người bệnh tại 02 thời điểm trước và sau điều trị 1 tháng bằng bộ công cụ EORTC QLQ – C30. Quy định về đáp ứng về chất lượng cuộc sống như sau: Với Δ = điểm sau điều trị – điểm trước điều trị. Các chức năng và sức khỏe toàn diện: Cải thiện nếu Δ ≥ 10, ổn định nếu: -10 <Δ< 10, xấu đi nếu: Δ ≤ -10. Các triệu chứng và tài chính: Cải thiện nếu Δ≤ -10, Ổn định nếu: -10 <Δ< 10, xấu đi nếu Δ ≥ 10. Kết quả: Điểm trung bình chất lượng cuộc sống tổng quát của người bệnh là 60,2 ± 12,7 trước điều trị và 71,9 ± 9,8 sau điều trị. Trong đó trước và sau theo các nhóm chức năng thể chất là 45,7 ± 9,7 và 50,9 ± 10,6, chức năng hoạt động là 48,2 ± 14,6 và 58,2 ± 15,3, chức năng nhận thức là 79,0 ± 18,7 và 91,2 ± 11,5, chức năng cảm xúc là 65,1 ± 17,9 và 78,9 ± 19,6, chức năng xã hội là 39,3 ± 21,1 và 63,6 ± 22,0, sức khỏe toàn diện là 38,6 ± 10,0 và 48,7 ± 9,0, tác động tài chính là 54,4 ± 36,8 và 44,4 ± 25,2. Điểm trung bình của các triệu chứng hay gặp là: đau (58,1 và 65,3 điểm), khó thở (41,1 và 55,9 điểm).Kết luận: Chất lượng cuộc sống của người bệnh ở mức trung bình, sau điều trị 1 tháng có sự thay đổi nhưng chưa nhiều cần có những can thiệp vào các yếu tố như đau, lo lắng, ảnh hưởng của kinh tế để nâng cao chất lượng của người bệnh

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-03-31