Thay đổi thực hành về phòng tái phát sỏi tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020

  • Phạm Thị Hằng Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Từ khóa: Kiến thức, sỏi hệ tiết niệu, phòng bệnh tái phát

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng và đánh giá sự thay đổi thực hành về phòng tái phát bệnh của người bệnh sỏi tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp giáo dục trên một nhóm có đánh giá trước và sau được tiến hành trên 60 người bệnh sỏi tiết niệu điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định từ 02/2020 đến 5/2020. Sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn dựa trên nghiên cứu của Derek Bos năm 2014.

Kết quả: Điểm trung bình thực hành trong đánh giá trước can thiệp (T1) là 5,11± 1,57; trước khi người bệnh ra viện 1 ngày (T2) là 7,88 ± 1,29 và 1 tháng sau can thiệp (T3) là 7,33 ± 1,24 trên tổng 12 điểm của thang đo. Tăng điểm thực hành ở những lần đánh giá sau can thiệp so với điểm thực hành trước can thiệp có ý nghĩa thông kê với các giá trị p < 0,01. Trước can thiệp, 43,3% người bệnh có thực hành đạt và tăng lên thành 86,7% và 73,3% trong 2 lần đánh giá sau can thiệp.

Kết luận: Thực hành về phòng tái phát sỏi tiết niệu của 60 người bệnh tham gia nghiên cứu còn hạn chế trước can thiệp và đã được cải thiện đáng kể sau can thiệp giáo dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của việc tư vấn, giáo dục sức khỏe trong dự phòng tái phát sỏi tiết niệu cho người bệnh

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-08-27