Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến căng thẳng cảm xúc của nữ sinh viên điều dưỡng chính quy tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình năm 2020

  • Trần Thái Phúc, Tăng Thị Hảo, Nguyễn Thị Nga, Mỵ Thị Hải
Từ khóa: Sinh viên điều dưỡng, căng thẳng cảm xúc, Thái Bình

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến căng thẳng cảm xúc của nữ sinh viên điều dưỡng chính quy tại trường Đại học Y Dược Thái Bình năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng là 199 nữ sinh viên điều dưỡng chính quy năm thứ nhất và năm thứ hai đang học tại trường Đại học Y Dược Thái Bình; thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Tổng điểm căng thẳng cảm xúc của nữ sinh viên điều dưỡng năm thứ nhất và năm thứ 2 trường Đại học Y Dược Thái Bình là 24,1 ± 5,8. Tỷ lệ sinh viên có căng thẳng cảm xúc mức độ cao là 20,6%. Tỷ lệ sinh viên chịu áp lực học tập mức độ cao là 29,1%. Tỷ lệ sinh viên có mức hỗ trợ xã hội chưa tốt chiếm 44,2%. Sinh viên học lớp tiếng Nhật có nguy cơ căng thẳng cảm xúc ở mức độ cao cao hơn so với nhóm sinh viên học lớp tiếng Anh, p < 0,05. Sinh viên có học lực trung bình khá trở xuống có nguy cơ căng thẳng cảm xúc mức độ cao cao hơn so với sinh viên có học lực khá trở lên với p < 0,05. Nhóm sinh viên có áp lực học tập ở mức cao có nguy cơ căng thẳng cảm xúc mức độ cao cao hơn nhóm có áp lực học tập mức độ trung bình và thấp với p <0,05. Nguy cơ căng thẳng cảm xúc mức độ cao của nhóm sinh viên được hỗ trợ xã hội chưa tốt cao hơn so với nhóm sinh viên nhận sự hỗ trợ xã hội tốt với p < 0,05. Kết luận: Tỷ lệ sinh viên có căng thẳng cảm xúc mức độ cao là 20,6%. Tỷ lệ sinh viên chịu áp lực học tập mức độ cao là 29,1% do đó bản thân sinh viên, nhà trường, gia đình, xã hội cần phối hợp để cải thiện tình trạng căng thẳng cảm xúc cho sinh viên.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-11-05