Thực trạng và tai biến truyền máu sớm tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng

  • Nguyễn Ngọc Sáng, Hoàng Bảo Ngọc Cương, Phạm Thị Hường, Nguyễn Thị Hương Liễu
Từ khóa: Truyền máu, tai biến truyền máu, trẻ em

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạngvà tai biến truyền máu tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 825 bệnh nhi với 2309 lượt truyền máu. Kết quả: Có 5 loại chế phẩm máu đã được truyền với tổng thể tích 308.295 ml, khối hồng cầu là chế phẩm được sử dụng nhiều nhất với 227.260 ml (73,72). Tất cả chế phẩm máu đều có nhóm máu Rh (+). Nhóm máu O gặp nhiều nhất (348/825). Thalassemia là bệnh được truyền máu nhiều nhất với 145.370 ml (47,15%). Tỷ lệ tai biến truyền máu sớm là 2,25% (52/2.309), trong đó sốt: 59,62% (31/52); mẩn ngứa: 38,46% (20/52); sốc: 1,92% (1/52). Không có sự khác biệt về tỷ lệ tai biến xảy ra khi truyền khối hồng cầu, khối tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh. Nhóm tuổi 6-10 gặp tai biến nhiều nhất (21/52). Không có sự khác biệt về tỷ lệ giữa nam và nữ. Tai biến xảy ra nhiều nhất ở bệnh nhi truyền máu trên 2 lần: 84,62% (44/52). Kết luận: Khối hồng cầu được sử dụng nhiều nhất. Tất cả chế phẩm máu đều có nhóm máu Rh (+). Nhóm máu O được truyền nhiều nhất. Thalassemia là nguyên nhân hàng đầu trong truyền máu. Nhóm tuổi 6-10 có số ca tai biến nhiều nhất. Sốt là tai biến thường gặp nhất. Tai biến xảy ra khi truyền khối hồng cầu, khối tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh. Bệnh nhi được truyền máu trên 2 lần có tỉ lệ tai biến cao hơn. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-11-05