Đánh giá kết quả ứng dụng liệu pháp hút áp lực âm chăm sóc khuyết hổng phần mềm tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng

  • Nguyễn Hồng Đạo, Phạm Thị Liễu, Đào Thị Minh Thu, Đào Thị Hải
Từ khóa: Liệu pháp hút áp lực âm, chăm sóc khuyết hổng phần mềm, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả chăm sóc vết thương khuyết hổng phần mềm được điều trị bằng liệu pháp hút áp lực âm tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, quan sát mô tả bệnh chứng trên 312 người bệnh được áp dụng liệu pháp hút áp lực âm tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng từ năm 2014 đến năm 2018. Kỹ thuật đặt hút áp lực âm gồm 5 bước, cài đặt chế độ hút là 18-20 Kpa (135-150 mmHg) hoặc 16-18 Kpa (120-135 mmHg). Đánh giá kết quả hút áp lực âm bằng đánh giá mức độ đau, thời gian thay băng, kích thước vết thương, mức độ tiết dịch, sự phát triển của tổ chức hạt tại vết thương và thời gian hút áp lực âm. Kết quả: Nguyên nhân khuyết hổng phần mềm thường gặp nhất là loét do tỳ đè chiếm tỷ lệ 64,74%. Vị trí thường gặp nhất là vùng cùng cụt 46,47%. khuyết hổng phần mềm độ IV chiếm tỷ lệ cao nhất 51,6%, diện tích khuyết hổng phần mềm từ 50-100 cm2 chiếm tỷ lệ cao nhất với 56,73%. Tổn thương phổ biến nhất là khuyết hổng phần mềm mạn tính 51,7%. Đánh giá người bệnh sau can thiệp cho thấy: Mức độ đau (theo thang điểm VAS) của người bệnh giảm. Diện tích vết thương thu nhỏ hơn; lượng dịch tiết tại chỗ còn lại rất ít, chỉ còn đủ ẩm tạo môi trường liền thương. Tổ chức hạt phát triển tại khuyết hổng phần mềm nhanh, tổ chức hạt đỏ, sạch, phủ kín toàn bộ bề mặt khuyết hổng phần mềm. Thời gian thay băng được rút ngắn hơn. Kết luận: Liệu pháp hút áp lực âm có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với kỹ thuật chăm sóc vết thương thông thường. Dịch viêm được loại bỏ, tuần hoàn tại chỗ được tăng cường, vết thương sạch, tổ chức hạt nhanh mọc, kích thước vết thương được thu nhở, người bệnh đỡ đau đớn, thời gian thay băng được rút ngắn nên thuận lợi cho quá trình điều trị. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-10-15