Thực trạng dinh dưỡng của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Thái Bình năm 2017

  • Nguyễn Thị Thùy Linh
Từ khóa: Tình trạng dinh dưỡng, COPD, Bệnh viện phổi Thái Bình

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tình trạng dinh dưỡng của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang điều trị tại Bệnh viện phổi Thái Bình. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Người bệnh được chẩn đoán là COPD theo tiêu chuẩn của GOLD (2013) đang điều trịtại Bệnh viện Phổi Thái Bình từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 01 năm 2018. Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, mô tảtình trạng dinh dưỡng của người bệnh COPD thông qua các chỉ số BMI, chu vi vòng cánh tay; đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh qua bộ công cụ SGA, MNA và các chỉ số hóa sinh. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có suy dinh dưỡng chiếm 62,2% (theo BMI), trên 50% (theo SGA), 93,4% (theo MNA). Đo chu vi vòng cánh tay (MAC) có 45,6% người bệnh có MAC ở ngưỡng có suy dinh dưỡng. Tỷ lệ người bệnh có Albumin giảm nhẹ chiếm 25,4%, 5,3% người bệnh có albumin giảm vừa. Về tình trạng protein huyết thanh, có 28,9% người bệnh có chỉ số protein huyết thanh giảm. Năng lượng khẩu phần trung bình là 843,3 kcal chỉ đạt 50,05% so với nhu cầu khuyến nghị của Việt Nam, chỉcó 7% người bệnh đạt nhu cầu về năng lượng khẩu phần. Kết luận: Tỷ lệ người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có suy dinh dưỡng cao. Trong khẩu phần của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: năng lượng khẩu phần trung bình chỉ đạt 50,05% so với nhu cầu khuyến nghị của Việt Nam.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-10-15