Một số nhận định điều dưỡng trên người bệnh trầm cảm điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Nam Định

  • Mạc Thị Hồng Nhung
Từ khóa: nhận định điều dưỡng, trầm cảm

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận định chăm sóc người bệnh trầm cảm qua khai thác tiền sử, thăm khám thực thể và so sánh nhận định chăm sóc qua các thời điểm điều trị. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn 51 người bệnh được chẩn đoán xác định rối loạn trầm cảm. Kết quả: Nhận định qua khai thác tiền sử và thăm khám thực thể. Tuổi khởi phát của người bệnh đa số nằm trong độ tuổi từ 30-59. Tỷ lệ ở nữ cao hơn ở nam. Các yếu tố tâm lý, môi trường, xã hội có liên quan đến trầm cảm chiếm tỷ lệ cao nhất là kinh tế khó khăn, người bệnh mắc các bệnh mãn tính và một số yếu tố khác rải rác. Người thân chết, tệ nạn xã hội. Hầu hết người bệnh khi nhập viện đều trong tình trạng tiếp xúc chậm hoặc không tiếp xúc. Một số triệu chứng lâm sàng về khí sắc, sự ức chế tâm thần vận động ở người bệnh trầm cảm gặp với tần suất cao ; buồn chán, phiền muộn; mất quan tâm, thích thú; ... Người bệnh khi nhập viện đều có rối loạn giấc ngủ ở những mức độ khác nhau. 3,9% người bệnh có ý tưởng và hành vi tự sát khi nhập viện. Ngày đầu nhập viện có 81,2% bệnh nhân có biểu hiện chán ăn hoặc ăn ít đặc biệt có 5 người bệnh (19,8%) chống đối không ăn. Kết luận: Hầu hết các triệu chứng cơ bản của người bệnh RLTC đều được cải thiện có ý nghĩa sau hai tuần điều trị. Cần phát hiện, theo dõi sát người bệnh có ý tưởng tự sát tránh nguy cơ gây hại cho người bệnh.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-10-22