Giám định về nhãn hiệu tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp hoàn thiện

  • Nguyễn Thị Thùy Dung
Từ khóa: Giám định, nhãn hiệu, pháp luật sở hữu trí tuệ

Tóm tắt

    Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, các hiệp định song phương, đa phương, sở hữu trí tuệ (SHTT) luôn là một trong những nội dung quan trọng, là trọng tâm trong các chính sách, chiến lược của Việt Nam. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ (KH&CN) cho đất nước thì sở hữu trí tuệ cũng đặt ra cho Việt Nam những thách thức trong việc hoàn thiện các chính sách, thể chế pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, tư pháp về SHTT nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập. Trước những cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp, nhãn hiệu là đối tượng dễ bị xâm phạm nhiều nhất lại chưa có những cơ chế bảo hộ phù hợp, chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ tập trung tìm hiểu khái niệm, đặc điểm, nội dung hoạt động giám định nhãn hiệu trên cơ sở tìm hiểu thực tiễn tại Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về giám định nhãn hiệu tại Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-04-28
##submission.howToCite##
Nguyễn Thị Thùy Dung. (2022). Giám định về nhãn hiệu tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp hoàn thiện. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Công đoàn, (20), 83. Truy vấn từ https://www.vjol.info.vn/index.php/DHCD/article/view/67034
Chuyên mục
KINH NGHIỆM - THỰC TIỄN

Most read articles by the same author(s)