KHÓ KHĂN TRONG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP LÀNG NGHỀ Ở XÃ PHÚC SEN, HUYỆN QUẢNG HÒA, TỈNH CAO BẰNG

  • Hoàng Thị Lê Thảo
Từ khóa: Làng nghề; Văn hóa; Kinh tế; Du lịch; Dân tộc thiểu số

Tóm tắt

Làng nghề truyền thống không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn là nơi chứa đựng đậm nét bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng, đặc biệt ở khu vực miền núi và dân tộc thiểu số. Trong những năm trở lại đây, sự phát triển kinh tế - xã hội đã có ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống. Vậy, làng nghề truyền thống gặp khó khăn trong bảo tồn và phát triển trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa như thế nào? Bài viết này trình bày và phân tích để có thể làm rõ câu trả lời bằng các tư liệu điền dã thu thập bằng phương pháp định tính (phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, quan sát trực tiếp) tại một số làng nghề ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Nghiên cứu triển khai thực địa năm 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện đang tồn tại những khó khăn, thậm chí xung đột giữa mục tiêu phát triển kinh tế và nhu cầu giữ gìn văn hóa, thể hiện qua các vấn đề về ô nhiễm môi trường, nguyên liệu, nhân lực, nguồn vốn và các chính sách hỗ trợ. Do đó, cần thiết xem xét những giải pháp đồng bộ để phát triển kinh tế - xã hội đồng hành cùng bản sắc văn hóa cốt lõi của mỗi làng nghề.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-11-10
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)