VẺ ĐẸP VĂN HÓA TRONG LỜI HÁT SẤNG CỌ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY Ở ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN

  • Nguyễn Thị Minh Thu
  • Trần Thị Quỳnh Vương
Từ khóa: Vẻ đẹp; Văn hóa; Hát Sấng cọ; Dân tộc Sán Chay; Định Hóa

Tóm tắt

Hát Sấng cọ có thể được coi là linh hồn của người Sán Chay, là hình thức diễn xướng đặc trưng không thể trộn lẫn với bất cứ một dân tộc nào khác. Loại hình dân ca này đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể tại Phú Lương. Nhiều công trình nghiên cứu về Sấng cọ cũng được công bố, tuy nhiên, sự giao thoa, gắn bó giữa văn hoá cộng đồng dân tộc Sán Chay với hát Sấng cọ vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điền dã văn học, phân tích, tổng hợp, so sánh và phương pháp nghiên cứu liên ngành nhằm làm rõ mối quan hệ giữa loại hình Sấng cọ với văn hoá, đặc biệt là vẻ đẹp văn hóa trong lời hát Sấng cọ của dân tộc Sán Chay ở Định Hóa. Kết quả cho thấy hát Sấng cọ chính là phương tiện phản ánh lối ứng xử, tình yêu và mối quan hệ trong gia đình, dòng tộc trong văn hóa người Sán Chay. Trên cơ sở đó, bài viết khẳng định được mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời giữa hát Sấng cọ và văn hóa cộng đồng của dân tộc Sán Chay tại Định Hóa, Thái Nguyên. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-11-10
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)