NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ XYANUA TRONG NƯỚC THẢI BẰNG H2O2 VÀ NaOCl

  • Vũ Thị Thùy Trang
Từ khóa: Xử lý xyanua; Xử lý nước thải; Xyanua trong nước thải; Tính chất của xyanua; Nước thải khai khoáng

Tóm tắt

Bài báo này nghiên cứu khả năng xử lý Xyanua trong nước thải bằng H2O2 và NaOCl. Mô hình nghiên cứu bao gồm 1 ngăn lắng có kích thước 50x50x50 cm, một ngăn phản ứng có kích thước 50x50x50 cm và một thiết bị khuấy từ. Đối tượng nghiên cứu là nước thải được lấy tại dây chuyền tuyển, mỏ đồng, niken – Cao Bằng. Chất lượng nước thải được khảo sát 4 ngày từ ngày 5/3/2023 đến ngày 8/3/2023 với tần suất 4 lần/ ngày vào 1h, 7h, 13h và 19h. Mô hình được vận hành với mẫu nước thải NT11 và NT15 được lấy tại thời điểm 13h ngày 7/3/2023 và 13h ngày 8/3/2023 với giá trị pH và nồng độ Clo, CN lần lượt là 8,8 và 8,7; 4459 và 3879 mg/l; 0,41 và 0,34 mg/l. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của clo cho thấy, lượng clo bị xử lý bởi H2O2 trong điều kiện nghiên cứu rất thấp nên có thể thấy ở clo ít ảnh hưởng tới quá trình xử lý CN tại điều kiện này. Kết quả phân tích nhận thấy ứng với đối tượng nghiên cứu có nồng độ CN nằm trong khoảng 0,34 - 0,41 mg/l thì liều lượng H2O2 37% và NaOCl 82% phù hợp để xử lý là 1,0 : 0,5ml/l nước thải với thời gian phản ứng 20 phút. Nước thải đầu ra nằm trong QCVN 40:2011 (cột A) đối với thông số CN tổng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-06-13
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)